Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình An toàn hơn cùng Google (Safer with Google), cung cấp những báo cáo về an toàn thông tin, các kiến thức bảo vệ bản thân trên môi trường mạng, giúp người dùng mạng tại Việt Nam ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành nâng cao nhận thức để sử dụng Internet an toàn.
Bài kiểm tra gồm 9 tình huống lừa đảo rất thực tế mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể gặp phải và mắc bẫy. Thông qua các tình huống này, Google và NCSC giúp người dùng trang bị kiến thức và nâng cao cảnh giác trước những hình thức lừa đảo, nhằm bảo vệ an toàn tài khoản người dùng khỏi sự tấn công của tin tặc trên môi trường Internet.
Nội dung dưới đây tiết lộ các kết quả phân tích hình thức tấn công lừa đảo. Trước khi đọc tiếp, kính mời độc giả thực hiện quiz tại đây.
Câu 1: yêu cầu chuyển tiền gấp gáp
Đây là một hình thức lừa đảo phổ biến. Người dùng đột nhiên nhận được yêu cầu chuyển tiền gấp với phương thức lạ có khả năng đang cố gắng lừa đảo. Nếu là người lạ, người dùng cần bỏ qua tin nhắn này. Đối với người thân, người dùng cần gọi điện hoặc gặp trực tiếp để xác nhận yêu cầu cần giúp đỡ trước khi đưa ra quyết định.
Câu 2: tin tức về phần thưởng
Tin tức này dường như quá tốt để trở thành sự thật. Tuy nhiên, nó là một trong những dấu hiệu của tấn công lừ đảo. Người dùng cần tránh xa những thông tin lừa đảo có nội dung này.
Câu 3: yêu cầu cung cấp thông tin định danh cá nhân
Thông thường, các cơ quan chính phủ sẽ không đột ngột yêu cầu người dùng cung thông tin định danh cá nhân như số CMND/CCCD. Đây là chi tiết người dùng cần chú ý để nhìn thấu “mục đích bảo mật” giả mạo của những kẻ lừa đảo.
Câu 4: thông báo mời chào
Các yêu cầu mời chào cũng là một trong các dấu hiệu của tấn công lừa đảo. Tuy nhiên, tại câu hỏi này người dùng có thể yên tâm và tiếp tục tương tác an toàn, bởi thông tin này không yêu cầu chi phí hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Câu 5: lợi dụng lòng tin
Những kẻ lừa đảo thường tạo dựng lòng tin và sau đó sẽ hỏi mượn tiền qua hình thức chuyển khoản để lấy tiền của người dùng. Câu hỏi này là một trong những ví dụ điển hình về hình thức lừa đảo thông qua việc tán tỉnh trên mạng.
Câu 6: tạo các yêu cầu không theo thủ tục
Ở tình huống này, kẻ lừa đảo đã mạo danh một nhân viên của công ty điện lực để yêu cầu người dùng chuyển tiền không theo thủ tục. Hãy cảnh giác với các đối tượng gọi điện thoại và tự xưng là nhân viên từ các cơ quan tổ chức, thông báo người dùng đang nợ tiền, vi phạm lỗi giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra. Trong thực tế, các công việc này phải tuân thủ theo các thủ tục được quy định, như nộp tiền điện tại quầy hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng, giấy triệu tập từ cơ quan chức năng trong quá trình điều tra các vụ án...
Câu 7: mạo danh ngân hàng
Hãy cảnh giác với các thủ đoạn mạo danh ngân hàng để lừa người dùng truy cập vào đường link của các trang web lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Đây chắc chắn là một trong những dấu hiệu của tấn công lừa đảo.
Câu 8: mạo danh công an
Hình thức lừa đảo mạo danh lực lượng Công an đang điều tra các vụ án (tham nhũng, rửa tiền, ma túy,…) đang gia tăng trong thời gian gần đây. Chúng chủ động liên hệ với một số cá nhân có liên quan đến các vụ án này để yêu cầu trình diện cơ quan Công an, đe dọa khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm giam để điều tra.
Từ đó, các đối tượng đề nghị nạn nhân nếu không muốn bị khởi tố, tạm giam thì phải cung cấp các thông tin như: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số dư… để thanh tra tình hình tài chính. Người dùng cần nâng cao cảnh giác với hình thức tấn công này.
Câu 9: thông báo trúng thưởng
Hãy cảnh giác với các tình huống lợi dụng việc trúng thưởng hoặc trao quà tặng để kích thích tâm lý tò mò, đối phương có khả năng đang cố gắng lừa đảo người dùng. Đây chắc chắn là một trong những dấu hiệu của tấn công lừa đảo.
Đức Huy
11:00 | 12/07/2022
09:00 | 15/06/2022
10:00 | 14/06/2022
16:00 | 04/12/2024
Chuyển đổi số đã đặt ra các yêu cầu mới về an toàn, an ninh mạng, kéo theo đó là bài toán về việc xây dựng lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ có kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ công nghệ. Toạ đàm “Bàn về nguồn nhân lực an toàn thông tin chất lượng cao hiện nay” được tổ chức vào ngày 6/12 tới đây trên Tạp chí An toàn thông tin điện tử sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
07:00 | 28/11/2024
Trong hai ngày 3 - 4/12 tới đây, tạI Học viện Kỹ thuật mật mã, Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin lần thứ nhất (VCRIS 2024) sẽ được tổ chức. Đây là một diễn đàn học thuật - một sự kiện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực mật mã và an toàn thông tin.
20:00 | 25/11/2024
Đây là nội dung chính của chuyên đề 2 tại Hội thảo và Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 diễn ra ngày 21/11 do ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ và Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đồng chủ trì.
08:00 | 10/10/2024
Ngày 08/10/2024, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chính thức ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân VnDPO. Đây là chương trình được thiết kế, xây dựng, giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành đến từ Ban Nghiên cứu, tư vấn Chính sách, Pháp luật của NCA và Công ty An ninh Dữ liệu Việt Nam (VNDS).
Sau phán quyết của tòa án về hành vi độc quyền của Google, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công ty này phải tách rời trình duyệt Chrome.
11:00 | 29/11/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức các hoạt động tri ân tại tỉnh Quảng Ninh.
09:00 | 14/11/2024
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giảm chi phí giao dịch, thay đổi ngành dịch vụ, thúc đẩy thương mại liên quan đến AI và định hình lại lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
17:00 | 29/11/2024