Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng phát biểu chỉ đạo tại Lễ ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 16/5/2022, Đại hội lần thứ I của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã đánh dấu sự thành lập của Hiệp hội, công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Hiệp hội. Trong đó, trọng tâm là chuỗi chương trình hành động ứng dụng Blockchain với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số, sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số và sẽ bắt đầu từ chương trình hành động thiết thực: nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ Blockchain trong mọi mặt đời sống kinh tế.
Tại Đại hội, GS,TS. Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội khẳng định: công nghệ chuỗi khối đang được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sớm nắm bắt xu hướng. Hiệp hội ra đời sẽ đánh dấu một giai đoạn mới, là bước đệm quan trọng để Blockchain được ứng dụng rộng rãi, hợp lý vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong nước.
Ông cũng chia sẻ, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain. Trong thời gian tới, Hiệp hội rất mong nhận được sự tham gia và đóng góp xây dựng nhiệt tình của các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ Blockchain ở Việt Nam nhằm xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh hơn nữa cả về chất và lượng.
GS,TS. Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội phát biểu khai mạc Lễ ra mắt.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam trở thành cầu nối có tính pháp nhân duy nhất giữa Cộng đồng Blockchain Việt Nam với các cơ quan, ban ngành Nhà nước nhằm xây dựng khung pháp lý cho ngành công nghệ Blockchain Việt Nam hướng đến mục tiêu quốc gia kỹ thuật số, kinh tế số. Đồng thời, Hiệp hội sẽ là nơi hội tụ của những người quan tâm đến nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, chuẩn hóa và khuyến khích ứng dụng công nghệ Blockchain ở Việt Nam.
Hiệp hội sẽ thực hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ với các tổ chức, cộng đồng Blockchain trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam; thu hút đầu tư cho hoạt động của ngành Blockchain, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: “Hiệp hội Blockchain Việt Nam ra đời là kết quả của sự làm việc kiên trì, tâm huyết và sự chuẩn bị kỹ càng của Đại hội để tổ chức thành công sự kiện này. Công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình chuyển đổi và hình thành qua nhiều thập niên. Sự sáng tạo, trao đổi, giao dịch, lưu giữ thông tin, sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển trên không gian mạng. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thế giới đã và đang mang lại nhiều thay đổi cơ bản về kinh tế xã hội trên toàn cầu. Là một phần của lĩnh vực công nghệ số, công nghệ chuỗi khối Blockchain là một cơ sở dữ liệu đặc biệt, tạo ra bản ghi nhớ chính xác, không thể chối bỏ về lịch sử và nội dung giao dịch có liên quan. Vì vậy, công nghệ Blockchain có vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thay đổi thói quen của con người”.
Tại sự kiện, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong Top 200 công ty Blockchain hàng đầu thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. 10 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này có vốn hóa trên 100 triệu USD. Các kỳ lân công nghệ Blockchain của Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện với mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Ông Tùng cho rằng, Blockchain là xu hướng công nghệ đột phá, được chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh số kỹ sư, doanh nghiệp xuất hiện ngày một nhiều, nhu cầu kết nối chia sẻ càng mạnh mẽ, Hiệp hội Blockchain ra đời là hết sức cần thiết.
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt ra sáu mục tiêu trong thời gian tới bao gồm: Phát triển hội viên; Xây dựng các tiêu chuẩn hội viên; Hợp tác thúc đẩy ứng dụng; Phổ biến kiến thức cho cộng đồng; Tham gia đóng góp ý kiến về chính sách và Hợp tác quốc tế.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, ông Huy Nguyễn, CEO KardiaChain, Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain cho rằng, Việt Nam cần phổ cập kiến thức Blockchain cho cộng đồng và đưa ứng dụng Blockchain có giá trị vào thực tế đời sống.
Các đại biểu ký kết hợp tác.
Cũng tại sự kiện, chương trình hợp tác toàn diện về thúc đẩy chiến lược ứng dụng Blockchain trong kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia chính thức được công bố, trong đó chú trọng hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Blockchain chất lượng cao, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành.
Diễn ra song song với lễ ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam là khu trưng bày gian hàng triển lãm đã bước đầu được ứng dụng công nghệ Blockchain trong nhiều lĩnh vực như du lịch, ẩm thực, nông nghiệp, may mặc,….
Thuỳ Nhung
08:00 | 19/05/2022
15:00 | 25/04/2022
09:00 | 13/06/2022
08:00 | 07/02/2022
14:00 | 31/08/2021
13:00 | 20/11/2020
14:00 | 17/08/2020
16:00 | 01/11/2023
09:00 | 08/11/2024
Để bứt phá trong cuộc đua chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.
10:00 | 27/10/2024
Ngày 21/10, IBM đã cho ra mắt phiên bản mới nhất của các mô hình trí tuệ nhân tạo dành cho doanh nghiệp, với mục đích tận dụng sự gia tăng nhu cầu sử dụng trong các doanh nghiệp áp dụng công nghệ AI tạo sinh.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Dự án siêu trung tâm dữ liệu AI do Nvidia và tỷ phú Mukesh Ambani khởi xướng được kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ thành một trung tâm công nghệ AI hàng đầu thế giới, sánh ngang với Thung lũng Silicon.
07:00 | 07/11/2024