Trong tổng số 1.271 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam quý I/2021, có 623 sự cố tấn công cài mã độc (Malware) được ghi nhận, 449 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) và 199 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface).
So với cùng kỳ quý I/2020, số lượng các cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm 20%. Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng nhẹ.
Cụ thể, trong tháng 3/2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 491 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 8,15% so với tháng 2/2021. Trong đó, số sự cố tấn công Malware là 180, còn tấn công Phishing và Deface lần lượt là 164 và 147.
Tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam được ghi nhận là 326 sự cố trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng trước đó. Con số này trong tháng 2/2021 là 454 sự cố, tăng 39,26% so với tháng đầu tiên của năm nay. Sau 8 tháng liên tục giảm, trong tháng 3/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet đã tăng lên 1.021.545 địa chỉ, tăng 11,34% so với tháng 2/2021.
Tuy nhiên, tính chung trong quý I/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet giảm 37,44% so với quý I/2020 và giảm 14,39% so với quý IV/2020.
Với riêng khối cơ quan nhà nước, năm 2020 là một năm công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam có nhiều điểm sáng. Nổi bật là các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng đã có nhiều bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các Bộ, ngành, địa phương. Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, 100% các Bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành triển khai cơ bản trung tâm Giám sát và điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) và kết nối với hệ thống của Trung tâm NCSC.
Cùng với đó, các doanh nghiệp an toàn thông tin tiến tới làm chủ công nghệ lõi, mang sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tiên tiến ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2020 cũng ghi nhận nhiều đơn vị phát triển các giải pháp an toàn thông tin dựa trên nền tảng AI, Big Data, Machine learning với khả năng tự phòng vệ, tự phản ứng.
Năm 2021, các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức. Những mối đe dọa an ninh liên quan đến Covid-19 vẫn có thể tiếp tục, tin tặc lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vaccine, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục cho tới du lịch, thương mại… cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật.
M.H
16:00 | 29/03/2021
15:00 | 11/05/2021
11:00 | 07/05/2021
10:00 | 12/07/2021
11:00 | 22/03/2021
17:00 | 25/02/2021
17:00 | 14/01/2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm, đặt vé máy bay và vé xe của người dân trên cả nước tăng cao. Đây cũng là thời điểm đối tượng lừa đảo lợi dụng để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.
08:00 | 15/11/2024
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn giả mạo các ban tổ chức chương trình giải trí, đăng tải thông tin sai lệch trên mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
09:00 | 08/11/2024
Bên cạnh những chiêu trò lừa đảo quen thuộc như cuộc gọi video sử dụng deepfake, giả mạo biên lai chuyển tiền bán hàng, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử,... Thời gian gần đây, tội phạm mạng liên tục cải tiến thủ đoạn với các hình thức lừa đảo mới, trong đó nổi bật với hành vi lạm dịch vụ trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để chiếm quyền điều khiển thiết bị.
15:00 | 29/10/2024
Báo cáo mới đây của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) cho biết, Google Play - Cửa hàng ứng dụng chính thức dành cho Android, đã phân phối hơn 200 ứng dụng độc hại trong vòng một năm qua, với tổng số lượt tải xuống gần 8 triệu.
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã đạt được cột mốc ấn tượng với 1 tỷ thuê bao di động 5G, khẳng định tốc độ triển khai hạ tầng 5G hàng đầu thế giới.
10:00 | 31/12/2024