Các cuộc tấn công vẫn chưa được xác nhận bởi các nhà phát triển ứng dụng VPN, điều này thể hiện việc bảo mật chưa hiệu quả của ngành công nghiệp VPN. Trước đây, đã có sai lầm tương tự xảy ra đối với các ứng dụng VPN từ năm 2019, bao gồm một vụ rò rỉ dữ liệu làm lộ ra việc một số ứng dụng VPN đã lưu giữ nhật ký về hoạt động của người dùng. Không những vậy VPN còn lưu trữ thêm những dữ liệu bao gồm: địa chỉ email, mật khẩu, địa chỉ IP, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại và ID thiết bị.
Vào cuối tháng 02/2021, một người dùng đã đăng trên một diễn đàn hack phổ biến và tuyên bố đã đánh cắp thông tin tài khoản và thông tin đăng nhập thuộc về ba ứng dụng có trên cửa hàng Google Play dành cho Androi là SuperVPN, GeckoVPN và ChatVPN.
Ba ứng dụng này có sự khác nhau về độ phổ biến. Theo thông kê của Google Play, ChatVPN có hơn 50 nghìn lượt cài đặt, với GeckoVPN là 10 triệu lượt cài đặt và SuperVPN là một trong những ứng dụng VPN miễn phí phổ biến nhất cho Android có tới hơn 100 triệu lượt cài đặt.
Vào tháng 4/2020, một người dùng đã phát hiện ra các lỗ hổng nghiêm trọng trong ứng dụng SuperVPN và viết đánh giá trên ứng dụng, cảnh báo người dùng nên xóa ứng dụng này. Bài đánh giá đã được nhiều người quan tâm và chỉ một tháng sau đó, một người đánh giá tại TechRadarPro đã cho rằng SuperVPN có chính sách quyền riêng tư vô giá trị, vì nó được ghép từ các chính sách của các công ty khác và có sự mẫu thuẫn trực tiếp trong các điều khoản trong chính sách quyền riêng tư của SuperVPN. Gần một năm sau đó, chính sách này lại trở thành tâm điểm chú ý với một vụ rò rỉ dữ liệu và khi đó nhiều người đã đặt ra cầu hỏi về loại thông tin mà ứng dụng SuperVPN thực sự đang thu thập là gì?
Ngoài thông tin về các dữ liệu bị tin tặc đánh cắp thì theo phát hiện của trang tin CyberNews, những dữ liệu khác như: số seri thiết bị, loại điện thoại, thông tin nhà sản xuất, ID thiết bị và số IMSI của thiết bị cũng bị đánh cắp.
Sự thật đáng tiếc là việc rò rỉ dữ liệu từ các ứng dụng của VPN không phải là lần đầu. Vào tháng 10/2019, nhà cũng cấp ứng dụng VPN phổ biến NordVPN đã xác nhận rằng họ đã bị tấn công và dữ liệu bị rò rỉ có khả năng cho phép tin tặc tạo ra các máy chủ riêng có thể bắt chước NordVPN.
Theo một báo cáo của các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại vpnMentor thì vào tháng 7/2020, bảy nhà cung cấp VPN là: UFO VPN, Past VPN, Free VPN, Super VPN, Flash VPN, Secre VPN, Rabbit VPN đã để lộ 1,2 Terabyte dữ liệu riêng tư của 20 triệu người dùng bao gồm: địa chỉ email, mật khẩu, địa chỉ IP, địa chỉ nhà riêng, điện thoại, ID thiết bị và nhật ký hoạt động Internet. Khi phân tích, vpnMentor phát hiện ra rằng tất cả chúng đều có chung một máy chủ Elasticsearch chung, được lưu trữ trên cùng một nội dung, chia sẻ cùng một người nhận thanh toán duy nhất là Dreamfii HK Limited.
Hơn thế nữa, 07 ứng dụng này đều tuyên bố không ghi nhật ký hoạt động của người dùng. Tuy nhiên, vpnMentor cho rằng họ đã tìm thấy nhiều trường hợp nhật ký hoạt động Internet trên máy chủ chia sẻ của ứng dụng. Vì vậy, các ứng dụng này không chỉ không thực hiện cam kết, mà còn thu thập thêm dữ liệu mà người dùng không biết được.
VPN có thể giúp bảo vệ lưu lượng truy cập của người dùng khỏi sự giám sát của Nhà cung cấp dịch vụ Internet. VPN cũng có thể giúp bảo vệ khỏi các yêu cầu của chính phủ đối với dữ liệu cá nhân người dùng. Vì vậy, làm thế nào để người dùng có thể tìm thấy một nhà cung cấp VPN đáng tin cậy thực sự để có thể bảo vệ hoạt động trực tuyến của mình? Dưới đây là một số lưu ý trước khi người dùng đưa ra lựa chọn:
- Đọc các bài đánh giá của một bên thứ ba đáng tin cậy về ứng dụng VPN mà người dùng đang muốn sử dụng.
- Đảm bảo rằng nhà cung cấp VPN có liên hệ hỗ trợ khách hàng.
- Kiểm tra chính sách bảo mật của ứng dụng VPN mà người dùng đang muốn sử dụng.
- Hãy thận trọng với các ứng dụng VPN miễn phí.
- Xem xét sử dụng ứng dụng VPN do một công ty mà mình tin tưởng phát triển.
Quốc Trường
14:00 | 25/12/2017
08:00 | 09/09/2019
12:00 | 03/03/2021
08:00 | 20/07/2021
11:00 | 22/08/2022
09:00 | 07/03/2025
Chiều ngày 04/3, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là công nghệ mũi nhọn, đột phá và có kế hoạch triển khai nghiên cứu phát triển, ứng dụng.
10:00 | 05/03/2025
Thời gian gần đây, các ứng dụng như Beautycam, BeautyPlus, Fitroom liên tục lọt vào top những ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Việt Nam. Nhờ khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi trang phục trong ảnh, những ứng dụng này nhanh chóng trở thành trào lưu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và sáng tạo, những ứng dụng này cũng đang đặt ra không ít lo ngại về tin giả, hình ảnh phản cảm và nguy cơ lạm dụng công nghệ.
22:00 | 26/01/2025
Năm 2024 ghi dấu nhiều chuyển biến trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin tại Việt Nam. Dù đạt được những bước tiến trong việc củng cố hệ thống phòng thủ thì các tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với thách thức từ các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và người dùng, cùng với những bài học kinh nghiệm quý báu sẽ là nền tảng cho các bước tiến đột phá về an ninh mạng năm 2025. Tạp chí An toàn thông tin kính mời quý vị điểm qua 10 sự kiện nổi bật định hình bức tranh an ninh mạng Việt Nam năm qua.
13:00 | 25/12/2024
Đây là tuyên bố được Thủ tướng Albania Edi Rama đưa ra ngày 21/12 trong cuộc họp với các giáo viên, phụ huynh và các nhà tâm lý học tại thủ đô Tirana. Ông cho biết Albania sẽ cấm mạng xã hội TikTok ít nhất 1 năm, kể từ năm 2025.
Ngày 20/3/2025 đánh dấu cột mốc 45 năm hình thành và phát triển của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã (KHCNMM). Trong suốt chặng đường này, Viện KHCNMM đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các tiêu chuẩn khoa học mật mã dùng để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Bài viết này sẽ điểm lại lịch sử phát triển, những thành tựu nổi bật trong thời gian gần đây của Viện KHCNMM, cũng như phân tích một số tác động của công nghệ lượng tử đối với an ninh quốc gia, đề xuất giải pháp và định hướng phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam.
14:00 | 18/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025