Hệ thống mạng 5G do các kỹ sư công nghệ thông tin tại Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Ảnh: ÐĂNG ANH
Tăng tiện ích, tăng nguy cơ mất an toàn
Ngành thông tin và truyền thông (TT và TT) đang có nhiều thay đổi, với những cách làm sáng tạo để đạt mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới, phát triển nhiều dịch vụ mới, mở rộng phạm vi phục vụ… Ðặc biệt, bước đầu hình thành những doanh nghiệp (DN) mạnh, có khả năng vươn tầm khu vực, quốc tế. Các DN đã thử nghiệm thành công mạng 5G, sản xuất thiết bị 5G thúc đẩy phát triển hạ tầng số; nhất là lĩnh vực viễn thông, in-tơ-nét, tần số vô tuyến điện. Ngoài ra, hệ thống bưu chính chuyển phát, báo chí, xuất bản phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và kỹ thuật nghiệp vụ. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã xếp Việt Nam là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất ở lĩnh vực này. Số lượng DN ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đang ngày càng nhiều và nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng về công nghệ thông tin tiếp tục tăng lên. Ðiều đó cho thấy, khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ kỹ thuật số là quan trọng, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, tăng sản lượng, năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh…
Góp phần thành công trong cuộc chiến với dịch COVID-19 vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của công nghệ số khi các thông tin, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế được chuyển tải đến người dân rất nhanh chóng và kịp thời. Chỉ trong thời gian rất ngắn, Bộ TT và TT, Bộ Y tế cùng các chuyên gia về CNTT đã xây dựng thành công nhiều phần mềm trong phòng, chống dịch. Tiêu biểu hai ứng dụng (app): NCOVI (dành cho người dân Việt Nam) và Vietnam health declaration (dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam). Dựa trên các dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh và hiệu quả nhất. Ðể ứng phó dịch, hàng loạt cơ quan, DN đã chủ động ứng dụng CNTT để chuyển đổi hình thức làm việc trực tiếp tại công ty sang làm việc online; DN ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế việc check-in vân tay bằng nhận dạng khuôn mặt. Các giao dịch trực tiếp đều bị hạn chế và thay vào đó là thư điện tử, họp trực tuyến.
Việc mở rộng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cũng đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề an toàn trên không gian mạng. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn vụ tấn công mạng dẫn đến sự cố vào các hệ thống thông tin dưới nhiều hình thức. Những cuộc tấn công này không chỉ nhằm đánh cắp thông tin mà còn có thể chiếm quyền điều hành, làm tê liệt hệ thống. Mức độ nghiêm trọng của sự cố tại các hệ thống thông tin đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có sự đầu tư, chuẩn bị tốt để bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số. Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT và TT), trong 5 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 1.495 vụ tấn công vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố, trong đó có hơn 700 cuộc tấn công lừa đảo, gần 500 cuộc tấn công thay đổi giao diện và gần 300 cuộc tấn công cài mã độc…
Ðánh giá về vấn đề này, Phó Chủ tịch phụ trách mảng chống mã độc, Tập đoàn công nghệ BKAV Vũ Ngọc Sơn cho rằng, việc gia tăng các máy tính bị nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu và mã độc tấn công có chủ đích là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều thiệt hại đối với người dùng Việt Nam, ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tổng số lượt máy tính bị nhiễm mã độc được ghi nhận lên tới 85,2 triệu lượt, tăng 3,5% so với năm 2018. Thực tế cho thấy thời gian qua, nguy cơ tấn công mạng diễn ra hằng ngày, hằng giờ với số lượng, quy mô lớn và có xu hướng tăng lên là do người sử dụng khi tải những phần mềm không rõ nguồn gốc, các thiết bị sao chép ngoài (usb, ổ cứng) trước khi cắm vào máy tính không được quét vi-rút. Không dừng lại ở đó, bất kỳ người dùng in-tơ-nét nào cũng có thể trở thành nạn nhân của các vụ tống tiền trên mạng. Qua khảo sát cho thấy, vẫn còn 76% số DN ở Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số bởi không biết bắt đầu từ đâu và chưa tìm được mô hình phù hợp. Ngoài ra, nhiều lãnh đạo DN nhỏ và vừa cho biết gặp nhiều khó khăn khi làm việc với các nhà cung ứng giải pháp công nghệ vì chưa tìm được tiếng nói chung...
Cần đặt an toàn thông tin là nhiệm vụ trọng yếu
Ðể bảo đảm an toàn thông tin góp phần phát triển công nghệ thông tin, theo các chuyên gia, tới đây, cần phải triển khai quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao nhận thức về bảo đảm an ninh thông tin, đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Ðảng, toàn dân. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức của cán bộ và người dân; chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, sinh viên về các nguy cơ, yếu tố đe dọa gây mất an ninh thông tin. Từ đó, nâng cao ý thức sử dụng các dịch vụ thông tin, nhất là từ nước ngoài cung cấp; nâng cao khả năng nhận biết, tiếp nhận thông tin, khả năng tự vệ, “miễn dịch” trước những thông tin giả, thông tin xấu, độc hại. Ðồng thời, tăng cường đầu tư hạ tầng hiện đại, băng thông đủ rộng để vượt qua các cuộc tấn công gây nghẽn mạng, có hệ thống máy lưu trữ dự phòng. Thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục “lỗ hổng” bảo mật trên toàn hệ thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng viễn thông, in-tơ-nét, tần số vô tuyến điện… Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyên biệt nhằm kiểm tra, phát hiện các nguy cơ gây mất an ninh thông tin. Hằng năm tổ chức diễn tập về phòng, chống tấn công mạng cấp quốc gia với sự tham gia của cơ quan chính phủ, các tập đoàn kinh tế trọng yếu, những DN cung cấp dịch vụ viễn thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan, bảo đảm xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa gây mất an ninh thông tin ở Việt Nam.
Theo Quyền Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia Trần Quang Hưng, việc thành lập trung tâm giám sát an toàn không gian mạng sẽ là bước đệm vững chắc để Việt Nam có thể làm chủ các thiết bị về an toàn mạng, hướng đến bảo đảm một không gian mạng an toàn. Ðồng thời ứng phó hữu hiệu các loại hình tấn công mạng, tránh lộ, lọt thông tin của người sử dụng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, DN... Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Bích Lan, Ðiều phối chương trình Vietnam SMEs Go Digital cho biết: Ðể hỗ trợ DN chuyển đổi số, Vietnam SMEs Go Digital đã đưa ra các biện pháp, vấn đề cốt lõi, dịch vụ then chốt phù hợp nhằm giúp DN tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả. Cộng đồng DN có quyền lựa chọn các nhà cung cấp công nghệ phù hợp đặc thù kinh doanh của đơn vị mình...
Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có thể thấy an ninh thông tin ngày càng là thành tố quan trọng đối với nước nhà. Trong đó, bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay, đòi hỏi các bộ, ngành liên quan, DN và người dân chung tay góp sức nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong thế kỷ 21.
Nguyệt Thu
(Theo nhandan.com.vn)
17:00 | 09/07/2020
15:00 | 07/09/2022
10:00 | 25/08/2021
09:00 | 08/09/2022
10:00 | 25/10/2021
10:00 | 05/05/2020
09:00 | 30/03/2020
09:00 | 03/06/2020
10:00 | 13/07/2020
10:00 | 20/10/2021
09:00 | 04/05/2022
17:00 | 27/11/2020
17:00 | 25/11/2021
18:00 | 17/03/2025
Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học quốc tế VCRIS 2024 và nhân sự kiện Năm Quốc tế về Khoa học và Công nghệ Lượng tử (IYQ) 2025, kỷ niệm 100 năm ra đời của cơ học lượng tử, Hội thảo VCRIS 2025 sẽ được tổ chức với chủ đề về mật mã, an toàn thông tin và khoa học công nghệ lượng tử. Nằm trong khuôn khổ của Hội thảo, Trường thu về Lượng tử cũng được tổ chức hướng đến việc nâng cao nhận thức của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên về tầm quan trọng của khoa học lượng tử và các ứng dụng.
15:00 | 14/03/2025
Không chỉ dừng lại ở những hình thức lừa đảo thô sơ, tội phạm mạng ngày càng sử dụng các kịch bản tinh vi, đánh vào lòng tham và sự cả tin của người dùng. Hàng loạt vụ mất tiền oan từ các đường link giả mạo là minh chứng cho sự nguy hiểm của loại tội phạm này.
11:00 | 03/03/2025
Theo thông báo từ Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), Học viện dự kiến tuyển sinh 05 nghiên cứu sinh trình độ Tiến sĩ và 80 học viên trình độ Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin trong năm 2025.
17:00 | 25/02/2025
Sáng 25/02/2025, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025