Kaspersky cũng đã tiết lộ các nhóm APT lớn và những phần mềm độc hại được cho rằng sẽ định hình bối cảnh an ninh mạng ở Đông Nam Á trong thời gian 2019 - 2020 như sau:
FunnyDream
(Mục tiêu: Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam)
Đầu năm 2020, Kaspersky đã công bố báo cáo dựa trên điều tra về một chiến dịch tấn công mạng đang diễn ra có tên “FunnyDream”. Nhóm tin tặc mang quốc tịch Trung Quốc này đã hoạt động ít nhất vài năm và có nhiều khả năng tấn công khác nhau.
Platinum
(Mục tiêu: Indonesia, Malaysia, Việt Nam)
Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện nhóm tin tặc Platinum có công nghệ tiên tiến nhất đã sử dụng một cửa hậu mới gọi là Titanium, là kết quả của một chuỗi các giai đoạn thả, tải xuống và cài đặt mã độc. Phần mềm độc hại ẩn nấp bằng cách bắt chước những phần mềm bảo vệ, phần mềm điều khiển âm thanh, hay công cụ tạo video DVD phổ biến.
Các thực thể ngoại giao và chính phủ của Indonesia, Malaysia và Việt Nam được xác định là nạn nhân của Platinum.
Cycldek
(Mục tiêu: Lào, Philippines, Thái Lan, Việt Nam)
Cycldeck còn được gọi là Goblin Panda, nổi tiếng với các hành vi trộm thông tin và hoạt động gián điệp trên nhiều lĩnh vực của chính phủ, quốc phòng và năng lượng trong khu vực bằng cách sử dụng các biến thể phần mềm độc hại PlugX và HttpTunnel.
HoneyMyte
(Mục tiêu: Myanmar, Singapore, Việt Nam)
Nhóm tin tặc HoneyMyte đã bắt đầu một chiến dịch spearphishing vào giữa năm 2018, tiếp nối đến năm 2019 và nhắm vào các tổ chức chính phủ khác nhau ở các quốc gia Trung và Đông Nam Á như Myanmar, Singapo và Việt Nam, chúng sử dụng các mẫu độc hại Lnk, PlugX, powershell và .Net.
Finspy
(Mục tiêu: Indonesia, Myanmar, Việt Nam)
Finspy là phần mềm gián điệp trên Windows, macOS và Linux. Nó có thể được cài đặt trên cả iOS và Android với cùng một bộ chức năng có sẵn cho mỗi nền tảng. Ứng dụng này cho phép kẻ tấn công gần như toàn quyền kiểm soát dữ liệu trên thiết bị nhiễm mã độc.
PhantomLance
(Mục tiêu: Indonesia, Malaysia, Việt Nam)
Một mã độc di động khác ảnh hưởng đến một số quốc gia ở Đông Nam Á có tên PhantomLance - một chiến dịch gián điệp dài hạn với phần mềm gián điệp Trojans cho Android được triển khai ở các ứng dụng khác nhau, trong đó có Google Play.
Hoạt động của các nhóm tin tặc với các chiến dịch tấn công APT trong khu vực Đông Nam Á liên quan đến chính trị ngày càng gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu cấp thiết về hoạt động tình báo mối đe dọa mạng trong khu vực.
Cộng Hòa
14:00 | 19/08/2019
10:00 | 29/10/2020
10:00 | 01/02/2019
08:00 | 06/06/2020
14:00 | 14/10/2020
14:00 | 02/06/2020
09:00 | 31/01/2019
23:00 | 06/10/2024
Ngày 5/10, vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 đã được tổ chức với hình thức trực tuyến, quy tụ gần 1.000 sinh viên đến từ các nước ASEAN.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
08:00 | 05/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 05 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
11:00 | 26/08/2024
Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cáo buộc rằng tin tặc Triều Tiên đã đánh cắp thông tin quan trọng về xe tăng K2, xe tăng chiến đấu chủ lực của nước này, cũng như máy bay do thám có tên Baekdu và Geumgang.
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024