Đây là diễn đàn chính sách công nghệ quy mô quốc gia và quốc tế do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng sự quan tâm chỉ đạo, tham dự của Thủ tướng Chính phủ. Đến dự Vietnam ICT Summit 2019 có ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA; cùng gần 800 đại biểu lãnh đạo cấp cao từ một số bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam và xây dựng nền kinh tế số vì một Việt Nam hùng cường, Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019 được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới, với những câu chuyện, những kỳ tích mới được chính người Việt Nam viết nên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại VietNam ICT Summit 2019
Theo Phó Thủ tướng, yêu cầu phải tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn trong bối cảnh môi trường hợp tác, cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi đất nước phải có khát vọng, ý chí và sự sáng tạo “Chúng ta phải đột phá khỏi những tư duy, suy nghĩ, ràng buộc do thói quen hay những khó khăn trước đây”.
Chuyển đổi số là vận hội lớn, là cơ hội nhưng Phó Thủ tướng lưu ý đây cũng là cơ hội của các quốc gia, dân tộc khác. Cơ hội đó nếu không tận dụng tốt sẽ trở thành thách thức.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Một khối lượng công việc khổng lồ, một sự chuyển dịch mang tính lịch sử, ngàn năm mới có một lần. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng là: thể chế, hạ tầng, an ninh mạng, các giải pháp nền tảng và đào tạo. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp ICT, mỗi người phải "nhận lấy" một nền tảng số để xây dựng, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp ICT trong quá trình chuyển đổi số: "Chúng ta phải phát triển các doanh nghiệp ICT tại Việt Nam gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ 10-20 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp công nghệ mới, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".
Với mục tiêu "Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường", diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019 nhấn mạnh đến yếu tố tiên quyết – đó là sự đồng thuận, chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ.
Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Đề án "Chuyển đổi số quốc gia", nhằm thực hiện những chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số, trong đó tận dụng đầy đủ sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường. Dự thảo vẫn đang trong giai đoạn tiếp nhận các ý kiến đóng góp, tư vấn, phản biện… để hoàn thiện hơn.
Tại diễn đàn, các khách mời đã cùng thảo luận về các chủ đề về giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số - phát triển hạ tầng ICT và các công nghệ nền tảng; giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số - nền tảng ứng dụng.
Đáng lưu ý, tại Vietnam ICT Summit 2019, "Liên minh Chuyển đổi số" đã chính thức được thành lập với sự tham gia của đại diện một số doanh nghiệp CNTT - Truyền thông lớn. Đây là sáng kiến do VINASA đề ra, nhằm "hiệu triệu", kêu gọi các doanh nghiệp ICT lớn, các chuyên gia đầu ngành, các viện nghiên cứu… chung tay hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các Bộ, Ngành, tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Mai Chinh
Theo vtv.vn
08:00 | 21/06/2019
08:00 | 02/07/2019
11:00 | 24/04/2020
08:00 | 09/07/2019
11:00 | 16/06/2019
15:00 | 11/03/2019
09:00 | 12/03/2025
Google cho biết đã nhận được 258 đơn khiếu nại trên toàn cầu về việc phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini đã được sử dụng để tạo ra nội dung khủng bố hoặc bạo lực cực đoan giả mạo.
16:00 | 28/01/2025
Các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng Mandiant (Mỹ) của Google đã tìm được mối liên kết giữa việc khai thác lỗ hổng zero-day mới được vá của Ivanti VPN với các tin tặc Trung Quốc.
22:00 | 25/01/2025
Nhân dịp đón chào năm mới 2025, Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã gửi thư chúc Tết tới toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động, gia đình các Anh hùng Liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh đã và đang công tác trong ngành Cơ yếu Việt Nam. Tạp chí An toàn thông tin trân trọng giới thiệu toàn văn thư chúc Tết của đồng chí Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
15:00 | 10/01/2025
Theo báo cáo từ khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm vừa qua.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025