Toàn cảnh khóa học
Lý thuyết mã hóa được phát minh từ những năm 40 của thế kỷ 20, để bảo vệ dữ liệu khỏi nhiễu trên đường truyền. Đến nay, ngoài ứng dụng trong mạng truyền thông, lý thuyết này còn được ứng dụng rộng rãi và rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử như lưu trữ dữ liệu, bộ nhớ và bộ nhớ đệm, mật mã, truy vấn thông tin riêng tư và điện toán phân tán. Nguyên lý cơ bản của lý thuyết mã hóa là sử dụng sự dư thừa thông tin để giảm lỗi cho các hệ thống thông tin hoặc tăng năng suất hoạt động của chúng. Bài toán đặt ra là làm sao thiết kế sự dư thừa thông tin này một cách thông minh để tối ưu nhiều tiêu chuẩn hoạt động cùng một lúc.
Tại khóa học, diễn giả là các giảng viên, nhà nghiên cứu về Lý thuyết mã hóa đến từ nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến: Giáo sư Eitan Yaakobi (Học viện Công nghệ Israel, Israel), Tiến sĩ Đậu Sơn Hoàng (Đại học RMIT, Australia), Tiến sĩ Vũ Văn Khu (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và Tiến sĩ Trần Thị Lượng (Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ). Nội dung của khóa học tập trung vào một số ứng dụng quan trọng nhất của kỹ thuật mã hóa trong hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán, bộ nhớ flash và bộ nhớ race-track; điện toán phân tán và mật mã.
Mục tiêu của khóa học là cung cấp kiến thức nền tảng về Lý thuyết mã hóa cho đối tượng là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Đây được coi là môt trong những hoạt động vì cộng đồng của VIASM, nhằm tạo cầu nối cho các nghiên cứu viên trong nước và quốc tế, đồng thời là diễn đàn chia sẻ những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu và sinh viên muốn tiếp tục học tập ở nước ngoài. Cùng với đó, khóa học cũng bàn về các bài toán mở hiện đang được cộng đồng nghiên cứu quan tâm. Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp phát triển những hướng đi cho những nghiên cứu sau này.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là một tổ chức khoa học và công nghệ công lập đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học. VIASM được thành lập năm 2010, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với nhiệm vụ chính là nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các nhà toán học Việt Nam đang làm việc ở các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước. Bên cạnh đó, VIASM cũng có nhiệm vụ làm hạt nhân cho việc vận hành Chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển toán học 2011-2020.
Hình thức hoạt động chính của VIASM là tổ chức các nhóm chuyên môn, tập hợp các nhà khoa học ở trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng như những chuyên gia nước ngoài có uy tín trong cùng một lĩnh vực đến làm việc ngắn hạn ở Viện. Phối hợp với Chương trình trọng điểm, VIASM thường xuyên tổ chức các trường hè, các khoá đào tạo ngắn hạn và các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học cho công chúng.
Để biết thêm chi tiết về các hoạt động của VIASM trong năm, bao gồm các khóa học ngắn hạn miễn phí, bạn đọc vui lòng truy cập tại đây.
Thảo Uyên
15:00 | 18/03/2019
10:00 | 14/05/2019
14:00 | 14/02/2019
14:00 | 20/11/2018
09:00 | 05/09/2024
Trong 02 ngày 07-08/9/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6 năm 2024. Đây là Hội thảo thường niên của Trường UEC Nhật Bản tổ chức về tin học, điện tử viễn thông và định hướng hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
16:00 | 04/09/2024
Lần đầu tiên công chúng cả nước được tìm hiểu sâu hơn về ngành Cơ yếu, một ngành cơ mật đặc biệt, thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”. Đây là chương trình nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt nhằm vinh danh những thành tựu, sự cống hiến thầm lặng của ngành Cơ yếu Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển, là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2025).
22:00 | 02/09/2024
Chuyên gia cảnh báo về một hình thức tấn công mạng mới, sử dụng công nghệ giả mạo GPS để can thiệp vào hệ thống định vị và liên lạc của máy bay, gây nguy hiểm cho an toàn hàng không.
08:00 | 31/08/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay kính mời quý vị cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 31 tháng 8 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Ngày 05/9, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ TT&TT tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (9/9/2014 - 9/9/2024). Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, ngoài vũ khí số, yêu cầu Cục ATTT phải có binh pháp số. Cục ATTT cần xây dựng cho mình một binh pháp trên không gian mạng.
08:00 | 06/09/2024
Trong Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024", ca khúc Mật mã Pha Long của Nhạc sĩ Trương Quý Hải đã chạm đến trái tim của hàng triệu người. Qua những giai điệu sâu lắng, chúng ta càng thêm trân trọng sự hy sinh thầm lặng của những người lính Cơ yếu, những anh hùng đã góp phần viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
14:00 | 06/09/2024
Google chính thức giới thiệu hai tính năng Gemini mới cho Gmail, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng viết và chỉnh sửa email, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
11:00 | 03/09/2024