Cài phần mềm gián điệp không cần khai thác lỗ hổng
Phát tán virus đã thực sự trở thành một ngành "công nghiệp" trong hoạt động gián điệp năm 2013, như dự đoán từ đầu năm của Công ty An ninh mạng Bkav. Hoạt động gián điệp này không chỉ tồn tại ở những nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp… mà còn hiện hữu ngay tại Việt Nam. Trong năm qua, theo ghi nhận của Bkav, phần mềm gián điệp đã xuất hiện tại nhiều cơ quan nhad nước và các ngân hàng, viện nghiên cứu, trường đại học… Các phần mềm gián điệp này lợi dụng lỗ hổng an ninh trong file văn bản (Word, Excel, PowerPoint) để phát tán.
Cuối năm 2013, việc lợi dụng các file văn bản để cài phần mềm gián điệp đã tiến thêm một bước, không cần thông qua lỗ hổng mà chuyển sang sử dụng hình thức phishing. Trung tuần tháng 12, Bkav phát hiện một loạt các vụ tin tặc chèn mã độc vào file văn bản không sử dụng lỗ hổng. Mã độc ẩn dưới hình thức 1 ảnh thu nhỏ được nhúng trực tiếp vào file văn bản. Để đọc nội dung, chắc chắn người dùng sẽ click để mở ảnh lớn hơn, như vậy sẽ kích hoạt mã độc. Với hình thức này, bất kỳ máy tính nào cũng sẽ bị cài phần mềm gián điệp mà không cần lỗ hổng. Phishing để cài đặt phần mềm gián điệp sẽ được sử dụng rộng rãi và sẽ là xu hướng trong năm 2014.
Mã độc lây lan đa nền tảng
Kết nối điện thoại và máy tính giờ đây không còn an toàn. DroidCleaner và SuperClean là các dòng virus đầu tiên đã có thể thực hiện hành vi lây chéo giữa máy tính và smartphone.
Mã độc có khả năng lây lan đa nền tảng được đánh giá rất đáng lo ngại giữa bối cảnh thế giới của smartphone và máy tính gần như là một. Sự tương đồng này giúp tin tặc dễ dàng tạo ra một malware có thể cùng lúc hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, khai thác tối đa khả năng lây lan. Năm 2014, xu hướng này sẽ tiếp diễn mạnh mẽ, thậm chí bùng nổ bởi thị trường smartphone đang tăng lên nhanh chóng. Hơn 1 tỉ smartphone được bán ra trên thế giới trong năm 2013 và con số này sẽ là 1,7 tỉ vào năm 2017 (theo IDC). Riêng tại Việt Nam, năm 2013 đã có 17 triệu người sử dụng smartphone và xấp xỉ 7 triệu máy tính đang được sử dụng.
Giả mạo trình duyệt cho smartphone để phát tán mã độc
Xu hướng giả mạo phần mềm, ứng dụng để lây nhiễm virus trên điện thoại di động sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Thực tế, trong năm qua phần mềm giả mạo nhắm tới smartphone không chỉ gia tăng về số lượng, mà còn mở rộng đối tượng giả mạo để qua mắt các phần mềm diệt virus và đánh lừa người sử dụng.
Sau ứng dụng Instagram, trò chơi Angry Birds và thậm chí là phần mềm diệt virus bị mã độc mượn danh, đến lượt các trình duyệt phổ biến nhất hiện nay như Firefox, Google Chrome… cũng bị malware đội lốt để tấn công người dùng. Tháng 11 vừa qua, hàng loạt bản update giả mạo của các trình duyệt này đã được đưa lên các chợ ứng dụng không chính thống, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm cao của người dùng để phát tán mã độc. Giả mạo các phần mềm, ứng dụng phổ biến đã trở thành vấn nạn và sẽ tiếp tục là xu hướng trong năm 2014.
DDoS còn tiếp diễn khi ý thức người dùng chưa thay đổi
Điểm lại tình hình an ninh mạng trong năm qua, không thể không nhắc tới vụ tấn công DDoS làm tê liệt một loạt báo điện tử. Các cuộc tấn công này được thực hiện nhờ một hệ thống botnet khổng lồ, tạo nên từ vô số máy tính của người sử dụng. Lợi dụng việc người dùng thường tùy tiện tải phần mềm, ứng dụng mà không quan tâm đến nguồn gốc, tin tặc phát tán virus bằng cách chèn mã độc vào các phần mềm phổ biến như Unikey, công cụ quản lý download, chỉnh sửa video… và tung lên các diễn đàn. Người dùng tải những phần mềm giả mạo này đã vô tình biến máy tính của mình thành một zombie (máy tính ma) trong hệ thống botnet.
Người dùng cần thay đổi thói quen tùy tiện cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc vànên tìm đến các nguồn đảm bảo hoặc những kho phần mềm đến từ các nhà cung cấp có uy tín, nếu không việc vô tình tiếp tay cho DDoS sẽ còn tiếp diễn.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
13:00 | 13/09/2024
Wix.com, nền tảng xây dựng trang web nổi tiếng, đã chặn hoàn toàn người dùng tại Nga từ ngày 12/9/2024. Tất cả tài khoản, bao gồm cả tài khoản miễn phí và trả phí, sẽ bị xóa, khiến các trang web liên quan không thể truy cập được.
18:00 | 29/08/2024
Chiều ngày 29/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với OSCAR MEDIA tổ chức.
08:00 | 22/08/2024
Ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sỹ Cơ yếu tình báo Nguyễn Văn Giai.
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
16:00 | 04/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 30/9, Adobe chính thức ra mắt tính năng hỗ trợ tiếng Việt dành cho phần mềm Photoshop trên máy tính, giúp người dùng Việt thỏa sức sáng tạo mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
12:00 | 03/10/2024