Khởi tố 474 vụ. 1071 bị can liên quan sử dụng công nghệ cao phạm tội
Về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên mạng Internet, báo cáo nêu rõ, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan đến "tín dụng đen"...
Bên cạnh đó, xuất hiện một số băng nhóm do đối tượng là người nước ngoài cầm đầu tổ chức tấn công vào hệ thống ngân hàng; sử dụng các thiết bị giả trạm thu phát sóng di động (BTS) nhắn tin để đánh cắp thông tin, lừa đảo; tổ chức lôi kéo người Việt Nam sang các nước để lập các đường dây, ổ nhóm phạm tội sử dụng công nghệ cao vào trong nước, tránh sự điều tra, xử lý của cơ quan Công an Việt Nam.
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng thủ đoạn không mới, song cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tại nhiều địa phương trên cả nước, nổi lên với các thủ đoạn như: Thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối (forex), quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền "ảo", vàng "ảo", ngoại tệ "ảo", dự án bất động sản... hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo.
Nhiều đối tượng thông qua các sàn Forex, giao dịch tiền "ảo" lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng trực tuyến, nhận việc làm tại nhà, bỏ tiền tạm ứng hoặc thanh toán trước đơn hàng, sau đó được nhận tiền công cộng với lãi đơn hàng và tiền thưởng; tuy nhiên, sau khi thanh toán đơn hàng và đặt hàng, người lao động bị chiếm đoạt số tiền tạm ứng hoặc thanh toán đơn hàng.
Lợi dụng hoạt động cho vay trên mạng, nhất là vay ngang hàng (P2P Lending) hoặc cố tình chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác để tạo cớ dẫn dụ nạn nhân vay tiền, cam kết thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp, với lãi suất lên tới 90% -100% nhằm chiếm đoạt tiền...
Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội ngày càng gia tăng
Thời gian qua, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.
Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin...
Thủ đoạn phổ biến tạo lập các tài khoản cá nhân mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.
Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi kinh tế, đã tạo dựng tin giả, tin sai sự thật, tán phát trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... gây hoang mang dư luận.
Tình trạng tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Thậm chí, một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu chính quyền...
Tăng cường công tác theo dõi, rà quét thông tin trên mạng
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác theo dõi, rà quét thông tin trên mạng xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có hành vi phát tán các tin giả, phản động, xấu độc, vi phạm pháp luật.
Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiều giải pháp đấu tranh đồng bộ về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam; qua đó kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả công tác đấu tranh với hành vi đưa tin không chính xác, phát tán các video phản cảm, độc hại trên mạng Internet vẫn chưa tương xứng với thực trạng.
Nguyên nhân là do người sử dụng cho rằng, khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, có tư tưởng "vô danh nên vô trách nhiệm", không sợ bị xử lý nên tự do phát ngôn và không nghĩ đến hậu quả. Người dân khó có căn cứ, cơ sở để xác định tin thật nếu cơ quan chức năng không kịp thời xác nhận nên tiếp tục phát tán theo cấp số nhân, nhất là những vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm, gây hoang mang trong xã hội...
Thời gian tới, Bộ Công an sẽ chủ động bám sát diễn biến tình hình, nhất là các vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp có nguy cơ bị các đối tượng khai thác để tạo dựng, tán phát, chia sẻ thông tin giả mạo, tin sai sự thật; chủ động rà soát, đánh giá xác định đối tượng "nguồn tin trọng điểm" để đôn đốc, hướng dẫn, điều phối tổ chức truy tìm, đấu tranh, xử lý, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ, triệt phá, vô hiệu hóa thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật...
Dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép
Bộ Công an phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân trong hai năm 2019 - 2020. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.
Trước tình hình đó, Bộ Công an tham mưu Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị chủ trương ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; coi đây là giải pháp then chốt để phòng ngừa, đấu tranh với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay
Nguyệt Thu
09:00 | 16/09/2020
15:34 | 05/01/2009
13:00 | 06/12/2022
20:00 | 31/08/2024
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2024 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”.
14:00 | 23/08/2024
Ngày 23/8, tại Hà Nội, sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 (AI4VN 2024) diễn ra với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”. AI4VN 2024 là sự kiện thường niên, do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU).
07:00 | 09/08/2024
Ngày 08/08, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Dữ liệu Dân cư và Căn cước Công dân, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức Hội thảo "Tối ưu hóa hạ tầng lưu trữ dữ liệu, kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn trong triển khai Đề án 06/CP".
16:00 | 04/08/2024
Để chuẩn bị cho Đại hội thi đua yêu nước của ngành Cơ yếu Việt Nam giai đoạn 2019 - 2024 (diễn ra vào ngày 5/8), sáng ngày 04/8, Đoàn công tác của ngành Cơ yếu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến thắp hương, báo công dâng Bác tại Khu di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.
Ngày 05/9, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ TT&TT tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (9/9/2014 - 9/9/2024). Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, ngoài vũ khí số, yêu cầu Cục ATTT phải có binh pháp số. Cục ATTT cần xây dựng cho mình một binh pháp trên không gian mạng.
08:00 | 06/09/2024
Trong Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024", ca khúc Mật mã Pha Long của Nhạc sĩ Trương Quý Hải đã chạm đến trái tim của hàng triệu người. Qua những giai điệu sâu lắng, chúng ta càng thêm trân trọng sự hy sinh thầm lặng của những người lính Cơ yếu, những anh hùng đã góp phần viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
14:00 | 06/09/2024
Google chính thức giới thiệu hai tính năng Gemini mới cho Gmail, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng viết và chỉnh sửa email, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
11:00 | 03/09/2024