Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng đã được xác định là yếu tố then chốt, thành phần xuyên suốt, không thể tách rời. Đứng trước những thách thức mới về an toàn, an ninh thông tin, việc đẩy mạnh hoạt động giám sát các hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số được xác định là một trong những giải pháp cấp bách.
Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã nêu rõ 1 trong các nhiệm vụ ưu tiên là “Thiết lập được mạng lưới hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, đảm bảo liên kết, liên thông, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa giám sát tập trung của Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, giám sát của các nhà mạng ISP và giám sát cơ sở của chủ quản các hệ thống thông tin”.
Theo Cục An toàn thông tin, việc triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia: Giúp các bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp về bảo đảm an toàn thông tin mạng; đồng thời nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các chủ quản hệ thống thông tin.
Tuy nhiên, công tác giám sát an toàn thông tin mạng chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng của các bộ, ngành, địa phương vẫn mức cơ bản, chưa giám sát đầy đủ các hệ thống thông tin trên phạm vi quản lý của từng bộ, ngành, địa phương; chưa giám sát đầy đủ cả 4 mức gồm mạng, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và thiết bị đầu cuối. Đặc biệt, việc lựa chọn giải pháp, nhà cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu đang là mối băn khoăn của nhiều đơn vị chuyên trách an toàn thông tin các bộ, ngành cùng các Sở TT&TT.
Để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở lựa chọn các giải pháp, dịch vụ SOC phục vụ hoạt động giám sát an toàn thông tin, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin sắp tới sẽ tổ chức đánh giá và công bố các giải pháp, dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu.
Trước đó, Bộ TT&TT đã ban hành tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng. Cụ thể, các giải pháp, dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng phải đáp ứng các tiêu chí về công nghệ cũng như tiêu chí về chất lượng dịch vụ.
Trong đó về công nghệ, các thành phần cơ bản và nâng cao trong hệ thống SOC gồm SIEM (sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin), NIPS (sản phẩm phòng chống xâm nhập lớp mạng), Anti-Virus (sản phẩm phòng chống mã độc), EDR (sản phẩm phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối), WAF (tường lửa ứng dụng web), SOAR (sản phẩm điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin), Threat Intelligence Platform (nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin) đều phải được đánh giá theo các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được Bộ TT&TT ban hành.
Cùng với đó, giải pháp, dịch vụ SOC còn phải được đánh giá hiệu quả của các thành phần trong hệ thống, khả năng làm chủ giải pháp cũng như việc tuân thủ quy định, hướng dẫn về an toàn thông tin.
Đối với tiêu chí về chất lượng dịch vụ, cùng với việc đánh giá quy trình, giải pháp, dịch vụ SOC cũng được đánh giá tiêu chí nhân sự, con người như: Đảm bảo đủ số lượng nhân sự vận hành, với tổng nhân sự cho SOC tối thiểu 12 người; nhân sự chuyên môn có chứng chỉ hoặc hồ sơ năng lực đảm bảo các yêu cầu.
ĐT
15:00 | 04/08/2021
14:00 | 30/06/2020
15:00 | 16/11/2023
08:00 | 01/04/2021
13:00 | 18/11/2024
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) tổ chức thành công cuộc thi Robocon cấp Học viện năm 2024, đánh dấu lần đầu tiên một sân chơi công nghệ sáng tạo được tổ chức trong khuôn khổ nhà trường. Sự kiện không chỉ là cơ hội để sinh viên thể hiện tài năng và niềm đam mê khoa học kỹ thuật mà còn góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo trong Học viện.
09:00 | 18/11/2024
Sáng ngày 16/11, tại Phú thọ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Hùng Vương - Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Những tiến bộ trong Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTA 2024). Đây là Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế.
07:00 | 07/11/2024
Apple đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng trên toàn cầu tham gia "cuộc săn" lỗi bảo mật trong hệ thống AI đám mây của mình với phần thưởng hấp dẫn lên đến 1 triệu USD.
07:00 | 23/10/2024
Những kẻ tấn công mạng đang nhắm mục tiêu vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC). Khu vực này thường là mục tiêu ưa chuộng của các tin tặc bởi đây là trung tâm thương mại và buôn bán, có nhiều nền kinh tế giàu mạnh và vì lập trường của các quốc gia trong khu vực Trung Đông này về một số vấn đề địa chính trị.
Theo báo cáo mới đây được công bố bởi nhóm nghiên cứu Black Lotus Labs tới từ công ty công nghệ Lumen (Mỹ), một nhóm gián điệp mạng có liên hệ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) là Turla, đã dành thời gian gần hai năm để bí mật kiểm soát hệ thống máy tính của các nhóm gián điệp mạng Pakistan, truy cập vào các mạng lưới chính phủ chứa thông tin nhạy cảm trên khắp Nam Á.
15:00 | 13/12/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
10:00 | 06/12/2024
Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam được gọi là Vietnam Research and Development Center (VRDC), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
16:00 | 06/12/2024