Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Cục An toàn thông tin; Phó Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam; đại diện các đơn vị chuyên trách CNTT của các Bộ, ngành, Sở TT&TT một số địa phương, các doanh nghiệp như: CMC, Bkav, Vinaphone. Đặc biệt là sự có mặt của ông Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu Tập đoàn bảo mật F-Secure, một trong những “huyền thoại” về an toàn thông tin của thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ của IoT đã mang lại những lợi ích to lớn về khả năng kết nối và chia sẻ thông tin, nhưng cũng mang đến nhiều nguy cơ, rủi ro trong việc đảm bảo an toàn thông tin (ATTT). Tại Việt Nam, từ năm 2010 đã có Quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020. Kế hoạch bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016-2020 đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT.
Ông Nguyễn Thanh Hải bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ cùng thảo luận, đưa ra các sáng kiến, phương hướng mới, cụ thể, góp phần chung tay bảo đảm ATTT quốc gia.
Đề cập đến sự phát triển của IoT và những nguy cơ mất ATTT đối với các thiết bị IoT, ông Trần Đăng Khoa, chuyên gia của Cục ATTT nhận định, IoT hiện đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và có thể làm thay đổi phương thức sống, tồn tại của chúng ta. Qua quá trình phát triển, đã có rất nhiều thiết bị IoT được đưa ra thị trường, đến với người sử dụng; các hãng cũng đang tập trung vào IoT.
Tại Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT tham gia sản xuất thiết bị IoT. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam có nhiều thiết bị “trôi nổi” không đảm bảo ATTT, tồn tại các lỗ hổng bị khai thác, tấn công. Theo đại diện của Cục ATTT, hiện nay có tới 70% thiết bị IoT có nguy cơ bị tấn công mạng. Trong 316.000 camera giám sát được kết nối và công khai trên mạng Internet, thì có hơn 147.000 thiết bị có lỗ hổng, chiếm 65%;
Trên cơ sở chỉ rõ những nguyên nhân chính dẫn đến 2 nhóm nguy cơ mất ATTT đối với thiết bị IoT, cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đại diện Cục ATTT đã nêu ra các khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước; nhà sản xuất và phát triển thiết bị IoT; doanh nghiệp viễn thông, Internet và người dùng về những giải pháp đảm bảo ATTT.
Tại Hội thảo, ông Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu Tập đoàn F-Secure đã có bài tham luận “Dự báo tình hình ATTT thế giới năm 2018”. Ông Hypponen nhận định: Cuộc cách mạng IoT đang diễn ra và đang được định hình bởi hai xu hướng lớn là: Thiết bị ngày càng nhỏ hơn và rẻ hơn. Đồng thời, cuộc cách mạng IoT đang diễn ra không phụ thuộc vào ý thích của con người, khi các thiết bị đã được kết nối với Internet, chúng sẽ có nguy cơ bị tấn công, mất ATTT.
Ông Hypponen dự đoán, trong tương lai không xa sẽ diễn ra cuộc chiến giữa con người với máy móc, robot, bởi máy móc sẽ khiến nhiều người thất nghiệp. Ông Hypponen nhận định, hiện nay nhân loại có thêm tài sản mới, đó là dữ liệu, thông tin. Ông đánh giá dữ liệu quý như dầu mỏ, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có thể khiến loài người xung đột với nhau để có được dữ liệu – như cuộc chiến giành dầu mỏ trên thế giới.
Cũng tại Hội thảo, đã diễn ra phiên tọa đàm do ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT chủ trì, cùng sự góp mặt của ông Mikko Hypponen, các chuyên gia ATTT của Việt Nam gồm: Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone, Phạm Anh Tuấn; Tổng Giám đốc CMC InfoSec, Triệu Trần Đức; Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, Ngô Tuấn Anh. Các diễn giả đã chia sẻ và giải đáp cho người tham dự những thông tin hữu ích về tình hình ATTT trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến bảo mật cho các thiết bị IoT.
Hồng Loan
08:00 | 15/06/2018
09:00 | 13/05/2019
08:00 | 10/05/2021
13:00 | 07/02/2023
13:00 | 14/09/2021
15:00 | 05/01/2019
14:00 | 20/05/2024
08:00 | 02/01/2025
Tháng 12/2024, Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã thực hiện khảo sát tại 4.935 cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra báo cáo với những số liệu chi tiết, nổi bật là các vấn đề liên quan đến tình hình an ninh mạng mà các cơ quan, doanh nghiệp đang gặp phải trong năm vừa qua, đồng thời đưa ra những khuyến nghị và các giải pháp khắc phục. Dưới đây là các thông tin chi tiết của báo cáo.
10:00 | 16/12/2024
Nhờ sự phối hợp với các công ty công nghệ toàn cầu và các biện pháp an ninh số tiên tiến, Thái Lan đã ngăn chặn thành công hơn 4,8 triệu vụ lừa đảo trực tuyến.
10:00 | 09/12/2024
Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky liên tục theo dõi các mối đe dọa mạng đã biết và mới nổi nhắm vào ngành tài chính, trong đó các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính là mục tiêu bị nhắm đến nhiều nhất. Kaspersky cũng theo dõi chặt chẽ các mối đe dọa nhắm mục tiêu vào nhiều ngành công nghiệp, cụ thể là các nhóm ransomware có động cơ tài chính. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả những đánh giá của các chuyên gia Kaspersky về các dự đoán trong năm 2024 và những xu hướng dự kiến về tội phạm mạng, các mối đe dọa tài chính sẽ nổi lên trong năm 2025.
10:00 | 14/11/2024
Sáng ngày 13/11, tại Hà Nội, Liên minh An toàn thông tin CYSEEX đã tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề: “Ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa”. Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng phức tạp hiện nay.
Sáng ngày 10/01, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.
15:00 | 10/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã đạt được cột mốc ấn tượng với 1 tỷ thuê bao di động 5G, khẳng định tốc độ triển khai hạ tầng 5G hàng đầu thế giới.
10:00 | 31/12/2024