Khi Internet phát triển, xu hướng phát triển là “phi tập trung hóa” web. Thế hệ Web 3.0 chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) với những cải tiến nhằm giải quyết các hạn chế của thế hệ web trước đó.
Theo Tim Berners-Lee (người phát minh ra Web 1.0), Web 1.0 được coi là “web chỉ đọc”, chỉ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và đọc nó. Sự thiếu tương tác tích cực của người dùng phổ thông đối với trang web đã dẫn đến sự ra đời của Web 2.0 hay còn gọi là web “đọc-ghi”, cho phép người dùng kể cả những người không chuyên về kỹ thuật có khả năng đóng góp nội dung cho trang web và tương tác với những người dùng web khác [1]. Web 3.0 đề cập đến các dịch vụ dựa trên Internet được gọi là “Web thông minh”, chẳng hạn như các dịch vụ tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên, khai phá dữ liệu, học máy và công nghệ trí tuệ nhân tạo...[2]. Thuật ngữ Web 3.0 theo Tim Berners-Lee có nghĩa là một trang web dựa trên dữ liệu không chỉ con người mà cả máy móc đều có thể xử lý. Nếu Web 1.0 tạo ra một bộ bách khoa toàn thư, thì Web 2.0 là Wikipedia và Web 3.0 sẽ biến mọi thứ trên web thành một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Vậy làm thế nào để Web 3.0 có thể được triển khai và quản lý một cách an toàn. Câu trả lời là dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI).
AI khai thác xử lý dữ liệu và hứa hẹn của Web 3.0 là biến tất cả trang web thành dữ liệu tương thích với các công nghệ AI. Điều đó sẽ cung cấp một tập dữ liệu AI khổng lồ, hầu hết trong số đó hiện không thể truy cập được là “dữ liệu phi cấu trúc”. Kết quả có thể là một hàm bước (trong toán học, một hàm số trên tập số thực được gọi là hàm bước hay hàm bậc thang nếu nó có thể được viết dưới dạng một tổ hợp tuyến tính hữu hạn của các hàm đặc trưng trên một số khoảng) trong khả năng AI.
Đó không hoàn toàn là định nghĩa lại của Web 3.0. Những gì Tim Berners-Lee mô tả là một trang web với ý nghĩa vốn có, liên quan đến cách dữ liệu có thể được sử dụng. Định nghĩa mới về web phi tập trung liên quan đến cách dữ liệu được thêm vào. Web 3.0 là một nền tảng trong đó bất kỳ ai cũng có thể thêm nội dung mà không cần sự kiểm soát của những người gác cổng tập trung và nội dung có ý nghĩa mà cả con người và máy móc đều có thể hiểu được.
Theo Nova Spivack, Giám đốc điều hành của Radar Networks, Web 3.0 là thế hệ thứ ba của web được kích hoạt bởi sự kết hợp của nhiều công nghệ mới nổi khác nhau như [2]:
- Chuyển đổi web từ một mạng các ứng dụng và kho nội dung riêng biệt thành một mạng liền mạch và có thể tương tác.
- Khả năng kết nối phổ biến, sử dụng mạng băng thông rộng và truy cập Internet thông qua các thiết bị di động.
- Điện toán mạng, các mô hình kinh doanh SaaS, khả năng tương tác của các dịch vụ web, điện toán phân tán, điện toán lưới và điện toán đám mây.
- Công nghệ mở, API và giao thức mở, định dạng dữ liệu mở, nền tảng phần mềm nguồn mở và dữ liệu mở.
- Định danh mở, danh tiếng mở, định danh di động và dữ liệu cá nhân.
- Web thông minh, các công nghệ web dựa trên ngữ nghĩa, chẳng hạn như Khung mô tả tài nguyên (RDF), Ngôn ngữ bản thể học web (OWL), Ngôn ngữ quy tắc web dựa trên ngữ nghĩa (SWRL), Giao thức SPARQL và Ngôn ngữ truy vấn RDF (SPARQL), Mô tả tài nguyên thu thập từ các phương ngữ của ngôn ngữ (GRDDL), các nền tảng ứng dụng dựa trên ngữ nghĩa và kho dữ liệu dựa trên câu lệnh.
- Cơ sở dữ liệu phân tán, cơ sở dữ liệu toàn cầu.
- Các ứng dụng thông minh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy và các tác nhân tự quản...
Mặc dù tầm nhìn về Web 3.0 mang lại nhiều cơ hội để phát triển, nhưng nó lại gây ra những lo ngại về an toàn và bảo mật. Web 3.0 nếu không được hiểu và sử dụng đúng có thể gây ra rủi ro an toàn mạng vì một số lý do dưới đây:
Web 1.0 dựa vào danh tiếng của các nhà xuất bản để đảm bảo độ chính xác. Web 2.0 làm giảm chất lượng dữ liệu, dẫn đến thông tin sai lệch trên web. Có nhiều vấn đề đặt ra rằng, liệu sự đồng thuận chấp nhận dữ liệu do máy quản lý trong Web 3.0 có bao gồm kiểm tra độ chính xác không hay ai sẽ đưa ra quyết định, trình độ của họ như thế nào và điều gì thúc đẩy họ dựa trên thực tế thay vì để quảng cáo cho một bên nào đó.
Thao tác dữ liệu có chủ đích sẽ được sử dụng để huấn luyện AI là một mối quan tâm lớn về an toàn mạng. Tất cả mọi người đều có thể tạo ra dữ liệu xấu để tạo ra kết quả họ mong muốn, biến AI trở thành hệ thống thông tin sai lệch lớn nhất thế giới. Khi Microsoft quyết định huấn luyện chatbot bằng cách để nó học hỏi từ Twitter, mọi người đã cố tình gửi những dòng tweet ác ý khiến nó trở thành cỗ máy phân biệt chủng tộc. Một quốc gia có thể phá hủy mọi thứ bằng cách cung cấp dữ liệu thông tin sai lệch của AI hoặc thay đổi nghĩa của từ. Từ đó gây khó khăn cho các chuyên gia về an toàn mạng trong việc tìm, chặn và xóa dữ liệu được thiết kế để lừa đảo.
Nếu hệ thống web phụ thuộc vào dữ liệu, điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu đó không khả dụng. Các trang web ngày nay có rất nhiều các liên kết bị hỏng, máy móc sẽ cần tạo bản sao cục bộ của mọi thứ trên Internet hoặc truy xuất thông tin theo yêu cầu, chẳng hạn như trong Web 2.0. Điều này có thể làm tăng sự phụ thuộc vào tính khả dụng của hệ thống mà các nhóm công nghệ thông tin không kiểm soát được.
Các vi phạm dữ liệu liên tục xâm phạm thông tin bí mật. Ngoài mối đe dọa đó, nội dung có thể vô tình bị phát tán hoặc đặt ở một vị trí không an toàn. Với việc máy móc quét và đưa dữ liệu đó vào cơ sở tri thức của chúng, chúng có thể làm tăng khả năng dữ liệu riêng tư không chỉ được tìm thấy mà còn được sử dụng. Các nhà lãnh đạo an toàn mạng cần tăng cường khả năng phòng thủ của họ để dự đoán một hệ thống có khả năng phát tán thông tin bí mật.
Nhiều lo ngại về an ninh mạng có thể sẽ xuất hiện khi Web 3.0 hình thành. Tương lai của web 3.0 không có người gác cổng, chứa nội dung có ý nghĩa đối với con người và AI, tất cả như một giấc mơ trở thành hiện thực. Vấn đề an toàn nên được xây dựng ngay từ đầu để giữ cho giấc mơ đó không trở thành một cơn ác mộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Devika Prabhu, APPLICATION OF WEB 2.0 AND WEB 3.0: AN OVERVIEW, 2016. 3. https://www.securitymagazine.com/articles/96998-4-cybersecurity-risks-of-web-30 |
Hoàng Phương
18:00 | 27/01/2022
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 22/11/2021
09:00 | 08/11/2024
Bên cạnh những chiêu trò lừa đảo quen thuộc như cuộc gọi video sử dụng deepfake, giả mạo biên lai chuyển tiền bán hàng, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử,... Thời gian gần đây, tội phạm mạng liên tục cải tiến thủ đoạn với các hình thức lừa đảo mới, trong đó nổi bật với hành vi lạm dịch vụ trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để chiếm quyền điều khiển thiết bị.
14:00 | 16/10/2024
Vào ngày 21/10 tới đây, tại Thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu 486, Bộ Tư lệnh 86 sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin trong Chuyển đổi số, xu thế và công nghệ”.
14:00 | 11/10/2024
Theo báo cáo từ Bloomberg và Reuters, Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng nhắm vào Công ty truyền thông nhà nước Nga VGTRK và làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này. Điều đáng chú ý, cuộc tấn công mạng diễn ra đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 72 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024