Tham dự Lễ công bố có: Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 Phạm Việt Trung; Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông NguyễnThành Phúc; Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng.
Về phía Ban Cơ yếu Chính phủ có ông Đào Xuân Long, Cục trưởng Cục Quản lý Kỹ thuật mật mã; ông Hồ Văn Hương Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã; cùng đại diện một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT), công nghệ thông tin.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin phát biểu tại buổi lễ
Năm 2021 là lần thứ 6 Chương trình bình chọn được triển khai và là năm thứ 2 chính thức mang tên “Chìa khóa vàng”. Những năm vừa qua, Chương trình luôn thu hút được sự hợp tác, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin. Đặc biệt là sự bảo trợ của Bộ thông tin và Truyền thông, sự phối hợp của Cục An toàn thông tin.
Chương trình nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp ATTT Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu; góp phần hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, hưởng ứng chương trình Chuyển đổi số Quốc gia và chiến lược “Make in Vietnam” của Chính phủ. Danh hiệu “Chìa khóa vàng” đã được coi là chứng chỉ chuyên ngành tin cậy, khẳng định và tôn vinh chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc.
“Chìa khóa vàng” 2021 được trao cho nhóm hạng mục sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT, bao gồm: Sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc, Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc, Giải pháp nền tảng An toàn thông tin tiêu biểu cho chuyển đổi số, Giải pháp Giao dịch điện tử an toàn và Dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt năm nay là Chương trình được VNISA mở thêm một nhóm hạng mục bình chọn mới, dành cho các doanh nghiệp ATTT Việt Nam, bao gồm: Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá ATTT mạng, Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng, Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA (ngoài cùng bên phải) và ông Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch VNISA trao giải hạng mục " Sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc"
Chủ tịch Hội đồng bình chọn năm 2021 là ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA, Nguyên thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Hội đồng gồm 22 thành viên, là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia hàng đầu về an toàn thông tin; đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, trường đại học lớn trong lĩnh vực ATTT và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), Cục A05 (Bộ Công An), Bộ tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Viện tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (Bộ Khoa học và công nghệ)….
Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Thành Phúc nhấn mạnh: "Việc bảo đảm an toàn thông tin mạng trong giai đoạn hiện nay trở nên cấp thiết, trọng yếu. Đây là cơ hội lớn và cũng là thách thức đối với doanh nghiệp ATTT trong việc mở rộng thị trường, đưa sản phẩm an toàn thông tin mạng Make in Vietnam đến tay người sử dụng trong nước và vươn ra quốc tế. Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đi trước một bước phát triển những sản phẩm mà thế giới chưa hoàn thiện để khẳng định thương hiệu Make in Vietnam. Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng lĩnh vực này sớm có thể trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong việc khẳng định chất lượng các sản phẩm Việt Nam và trí tuệ của người Việt Nam".
Kết quả bình chọn năm nay cho thấy sự trưởng thành và đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ ATTT của các doanh nghiệp trong nước, với mức độ nội địa hóa, tự phát triển và làm chủ giải pháp khoa học kỹ thuật cao. Sản phẩm, dịch vụ ATTT năm nay trải rộng trên nhiều lĩnh vực: từ giám sát an ninh mạng, phát hiện sớm tấn công, đến bảo vệ các thiết bị đầu cuối; từ các giải pháp bảo vệ website, đến các phần mềm chống mã độc đa dạng; từ các sản phẩm mật mã dân sự, đến các thiết bị phần cứng phục vụ an toàn, bảo mật; từ các dịch vụ tư vấn, đến các dịch vụ đánh giá và bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống....
Danh sách đơn vị đạt Danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2021 1. Công ty An ninh mạng Viettel 2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 3. Công ty TNHH An ninh An toàn thông tin CMC 4. Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT 5. Tổng công ty viễn thông Mobifone 6. Công ty Cổ phần Bkav 7. Công ty Cổ phần Phát triển phần mềm và Hỗ trợ công nghệ (Misoft) 8. Công ty cổ phần công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) 9. Công ty cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm 10. Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS 11. Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam 12. Công ty cổ phần công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS 13. Phòng thí nghiệm trọng điểm an toàn thông tin/ Bộ Tư lệnh 86 14. Học viện Kỹ thuật Quân sự 15. Công ty Cổ phần Mắt bão 16. Công ty cổ phần CyStack Việt Nam |
Mai Hương
18:00 | 02/12/2020
16:00 | 14/09/2020
14:00 | 22/12/2021
15:00 | 11/08/2022
16:00 | 15/12/2022
09:00 | 20/01/2021
10:00 | 01/10/2024
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Cybernews (Lithuania), MC2 Data - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu đã bỏ sót một cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ chứa 2,2 TB dữ liệu của nhiều người dùng, trong đó có hơn 100 triệu thông tin của người dùng Mỹ mà không được bảo vệ.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
08:00 | 05/09/2024
Giữa những trang sử vàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những câu chuyện về những người lính thầm lặng, những người không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng lại nắm giữ một vũ khí vô cùng lợi hại, đó là thông tin. Họ là những chiến sĩ cơ yếu, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Khôi, một cựu chiến binh cơ yếu, là một trong những nhân chứng sống của thời kỳ hào hùng đó.
22:00 | 02/09/2024
Chuyên gia cảnh báo về một hình thức tấn công mạng mới, sử dụng công nghệ giả mạo GPS để can thiệp vào hệ thống định vị và liên lạc của máy bay, gây nguy hiểm cho an toàn hàng không.
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024