IoT là một hệ thống mạng các thiết bị được kết nối với nhau, cho phép người sử dụng tự động hóa, kiểm soát tình trạng hoạt động thiết bị và môi trường hoạt động của thiết bị. Hiện nay, IoT đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực quân sự, điển hình như: các ứng dụng di động hỗ trợ binh lính phân tích tình huống chiến lược chiến đấu; kết nối phương tiện quân sự như máy bay, xe tăng, thiết bị không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV); kết nối quân nhân, sĩ quan với căn cứ quân sự; tạo ra hệ thống đánh giá rủi ro các tình huống quân sự. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của IoT trong lĩnh vực quân sự:
Với các cảm biến trang bị trên các thiết bị UAV cùng các thông tin chiến trường thu thập được, các sĩ quan có thể thực hiện quá trình khảo sát chiến trường theo thời gian thực và cung cấp cho trung tâm chỉ huy quân sự. Trung tâm chỉ huy có thể dựa trên dữ liệu thu được để thực hiện phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định quân sự quan trọng. Thực hiện tác chiến từ xa tránh được các nguy cơ thiệt hại về con người và trang thiết bị không cần thiết.
Với các cảm biến trang bị trên khí tài, phương tiện, thiết bị chiến đấu, các ứng dụng IoT luôn luôn được cập nhật nhanh chóng. Các nhân viên bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, khí tài sẽ được cảnh báo kịp thời và tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng khi xuất hiện vấn đề trên các thiết bị, khí tài, phương tiện chiến đấu.
Với các cảm biến được trang bị trên trang phục của quân nhân, sĩ quan, các thông tin sức khỏe (bản đồ nhiệt độ cơ thể, nhịp tim...) và các thông tin về hành vi (di chuyển, định vị, hoạt động thể chất, giọng nói...) được gửi về cho quân y theo thời gian thực. Nhờ đó, quân y sẽ luôn bố trí xử lý các tình huống chăm sóc y tế, cấp cứu kịp thời.
Các phương tiện được gắn cảm biến sẽ cho biết tốc độ, trạng thái động cơ, mức độ tiêu hao nhiên liệu... theo thời gian thực để qua đó, đội ngũ người vận hành sẽ điều chỉnh công tác vận hành thực chiến sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Giám sát dựa trên nhận dạng sóng vô tuyến từ xa (RFID) luôn phản ánh chính xác tình trạng trang bị, vũ khí, khí tài quân sự có trong kho (súng, xe, đạn, chất nổ, máy truyền tin…) mà không cần trực tiếp và thực hiện thủ công kém bảo mật và kém hiệu quả, trong khi đó IoT có thể ra thông tin cảnh báo khi trang bị, vũ khí, khí tài bị di chuyển ra khỏi kho.
Trong bối cảnh quân đội nhiều quốc gia sử dụng chiến thuật chiến tranh phi đối xứng, chiến thuật giả dạng dân thường hoặc sử dụng giấy tờ, trang phục, huy hiệu đánh cắp được để giả dạng quân nhân xâm nhập hoặc tiếp cận các căn cứ quân sự đều có thể xảy ra. Nếu không có IoT rất khó để có thể phát hiện kẻ địch trà trộn vào dân thường hoặc đội ngũ. Nhưng với các cảm biến IoT (quét mống mắt, quét vân tay, nhận dạng dữ liệu sinh trắc học...) kẻ giả dạng hoặc kẻ có khả năng tiềm ẩn có thể bị phát hiện nhanh chóng.
Trong môi trường đô thị thông minh hiện đại (đô thị đã sẵn có các hệ thống thiết bị thông minh, thiết bị cảm biến của nó: camera giao thông, cảm biến đèn giao thông…) việc triển khai tích hợp cảm biến IoT quân sự tăng cường khả năng nhận thức các tình huống quân sự của quân đội để luôn sẵn sàng cứu trợ và can thiệp.
Phạm Bình Dũng
15:00 | 18/12/2017
15:00 | 09/06/2021
10:00 | 05/02/2020
09:00 | 31/01/2022
Nhân dịp đón Xuân mới Nhâm Dần 2022, Tạp chí An toàn thông tin trân trọng gửi lời chúc mừng năm mới và cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan đơn vị, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, quý bạn đọc và cộng tác viên đã luôn quan tâm ủng hộ để Tạp chí hoàn thành nhiệm vụ và ngày càng phát triển.
15:00 | 27/01/2022
Trong 5 ngày từ 17 – 21/1, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA Nhật Bản tổ chức khóa đào tạo nâng cao hiệu quả diễn tập an toàn thông tin, ứng cứu sự cố mạng.
09:00 | 12/01/2022
Một trong những yêu cầu của Bộ TT&TT với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và đơn vị cung cấp nền tảng chuyển đổi số, nền tảng chống dịch nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp Tết năm 2022 đó là phải áp dụng biện pháp kỹ thuật mức cao nhất để ngăn chặn tấn công mạng dịp Tết 2022.
09:00 | 17/12/2021
Ngày 16/12, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức Lễ công bố và trao tặng danh hiệu "Chìa khóa vàng" 2021. Có 34 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; giải pháp công nghệ thông tin an toàn tiêu biểu phục vụ cho chuyển đổi số của 16 doanh nghiệp, tổ chức trong cả nước được vinh danh.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Ngày 25/3/2022, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) đã bổ sung công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga vào "Danh sách được bảo vệ", danh sách này gồm các công ty gây ra rủi ro nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của nước này.
15:00 | 30/03/2022