Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự và chủ trì Hội thảo có Đại tá Lê Hồng Nam, Phó Viện trưởng Viện 10, Bộ Tư lệnh 86 cùng các lãnh đạo, chỉ huy Viện 10, đại diện các phòng chuyên môn trực thuộc và các chuyên gia của các đơn vị trong quân đội tại khu vực miền Bắc.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại tá Lê Hồng Nam đã nêu ra những thực trạng và biến đổi không ngừng trên môi trường mạng hiện nay, dẫn đến nhiều vấn đề về an toàn thông tin, an ninh mạng trong và ngoài quân đội. Đồng chí cho rằng, Hội thảo lần này sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, các ban công nghệ thông tin của các đơn vị trong toàn quân (khu vực phía Bắc), các cơ quan quan trọng quốc gia, tiếp cận những kiến thức, giải pháp công nghệ và sản phẩm nghiên cứu mới, nhằm đưa ra nhu cầu thực tiễn, thực trạng của đơn vị mình về công tác ứng dụng công nghệ 4.0 đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, tự động hóa chỉ huy trong chuyển đổi số.
Đồng thời, Đại tá Lê Hồng Nam nhấn mạnh: “Hội thảo cũng là nơi để trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho đội ngũ chuyên môn giao lưu, học hỏi, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các nhu cầu thực tế ở các cơ quan, đơn vị, các viện, nhà trường với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy phong trào tự nghiên cứu, hướng đến những ứng dụng thiết thực đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và chuyển đổi số trong quân đội”.
Đại tá Lê Hồng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo các báo cáo được trình bày với phương pháp nghiên cứu đa dạng, nhiều đề tài mang tính thực tiễn cao, áp dụng nhiều ứng dụng khoa học mới vào nghiên cứu như: “Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc lưu trữ chứng cứ hỗ trợ điều tra số”, “Một số giải pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống phát hiện xâm nhập sử dụng trí tuệ nhân tạo”,… Các tham luận, báo cáo đã được thảo luận và trao đổi với nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời, các tham luận từ Ban Công nghệ thông tin của Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã đề cập đến thực trạng ứng dụng CNTT và công tác đảm bảo ATTT được triển khai tại các đơn vị này.
Năm nay, Kỷ yếu Hội thảo gồm 12 bài viết khoa học và tham luận được lựa chọn từ gần 30 bài viết tham dự, với nhiều nội dung chân thực phản ảnh được một phần thực trạng và giải pháp an toàn thông tin, an ninh mạng và chuyển đổi số trong quân đội. Trong đó, các bài viết chất lượng cao, có đủ hàm lượng khoa học sẽ được hoàn thiện và xuất bản trên các ấn phẩm của Tạp chí An toàn thông tin.
Dương Trường
17:00 | 23/02/2023
11:00 | 13/08/2022
10:00 | 28/09/2022
09:00 | 27/03/2023
09:00 | 10/10/2022
16:00 | 19/10/2022
15:00 | 12/09/2022
10:00 | 22/09/2022
13:00 | 25/10/2022
16:00 | 05/07/2022
18:00 | 25/08/2023
Sáng ngày 25/8/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin (ATTT) khu vực phía Nam năm 2023 với chủ đề “Công nghệ mới và An ninh mạng trong kỷ nguyên Chuyển đổi số, Trí tuệ nhân tạo” do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) - Chi hội phía Nam phối hợp cùng Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức dưới sự bảo trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
14:00 | 17/08/2023
Ngày 09/8/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp để nghiêm cấm một số khoản đầu tư của Mỹ vào các công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc, các quy định mới dự kiến sẽ được thực hiện từ năm tới.
09:00 | 13/07/2023
Trong bối cảnh xung đột quân sự leo thang giữa Nga và Ukraine, trên mặt trận không gian mạng đã xuất hiện nhiều hơn các chiến dịch tấn công mạng được thực hiện bởi các nhóm tin tặc được nhà nước hậu thuẫn và có quan điểm động cơ chính trị rõ ràng. Thông điệp đằng sau các sự cố mạng đều được các nhóm tin tặc thông báo và cho biết mục tiêu tấn công cụ thể của chúng. Các cuộc tấn công cho thấy sự gia tăng đáng báo động liên quan đến xung đột tại Ukraine hiện nay.
09:00 | 16/06/2023
Ngày 15/6/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia”. Hội thảo nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng, vấn đề quản trị an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia Việt Nam và thế giới, nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng…
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024. Đến dự và phát biểu chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
22:00 | 28/09/2023
Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết, nước này sẽ quyết tâm loại bỏ các linh kiện xuất xứ từ Trung Quốc ra khỏi mạng lưới viễn thông 5G nếu điều đó tốt nhất cho an ninh quốc gia.
09:00 | 25/09/2023