Điều đáng chú ý nhất trong Luật Chống gián điệp sửa đổi mà Trung Quốc vừa ban hành là việc nước này định nghĩa lại “các hoạt động gián điệp”. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân được coi là hoạt động gián điệp khi:
- Thực hiện, xúi giục hoặc tài trợ cho người khác thực hiện các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc.
- Tham gia, nhận nhiệm vụ hoặc núp bóng một tổ chức gián điệp hoặc một nhánh của tổ chức gián điệp.
- Đánh cắp, do thám, mua bán, cung cấp thông tin mật và các tài liệu, dữ liệu, đồ vật khác có liên quan đến lợi ích, an ninh quốc gia hoặc lôi kéo, ép buộc nhân viên nhà nước nổi loạn.
- Tấn công, xâm nhập, phá hoại cơ sở vật chất không gian mạng của cơ quan nhà nước, đơn vị liên quan đến bảo mật hoặc cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
- Tiết lộ mục tiêu để địch tấn công.
Luật sửa đổi cho phép các cơ quan chức năng tiến hành điều tra chống gián điệp có quyền truy cập vào dữ liệu, thiết bị điện tử, thông tin về tài sản cá nhân và cũng cấm các hoạt động qua lại biên giới. Các cuộc tấn công mạng cũng được phân loại là hành vi gián điệp.
Bên cạnh đó, phạm vi điều tra của các cáo buộc gián điệp sẽ được mở rộng từ hành vi đánh cắp “bí mật nhà nước” sang việc thu thập “tất cả dữ liệu và tài liệu, vật phẩm liên quan an ninh quốc gia”. Luật Chống gián điệp sửa đổi cũng nhấn mạnh việc “bán thông tin cho các tổ chức gián điệp và đặc vụ của họ” hoặc “tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan trọng yếu của Chính phủ Trung Quốc” là phi pháp.
Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã thông qua Luật Chống gián điệp sửa đổi, đây là bản cập nhật đầu tiên kể từ năm 2014. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.
Hoàng Hằng
15:00 | 05/04/2023
09:00 | 17/07/2023
11:00 | 07/02/2024
10:00 | 07/04/2023
14:00 | 05/03/2024
16:00 | 25/05/2023
16:00 | 04/12/2024
Chuyển đổi số đã đặt ra các yêu cầu mới về an toàn, an ninh mạng, kéo theo đó là bài toán về việc xây dựng lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ có kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ công nghệ. Toạ đàm “Bàn về nguồn nhân lực an toàn thông tin chất lượng cao hiện nay” được tổ chức vào ngày 6/12 tới đây trên Tạp chí An toàn thông tin điện tử sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
13:00 | 02/12/2024
Từ ngày 26 - 28/11, tại Australia, Hội nghị AISA CyberCon 2024 đã diễn ra thành công, thu hút sự tham gia của hàng nghìn chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Với chủ đề "Future is Now", sự kiện đã mang đến góc nhìn toàn diện về những thách thức và cơ hội mới trong lĩnh vực an ninh mạng, đồng thời cung cấp những giải pháp và công cụ hữu ích để đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng.
13:00 | 18/11/2024
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) tổ chức thành công cuộc thi Robocon cấp Học viện năm 2024, đánh dấu lần đầu tiên một sân chơi công nghệ sáng tạo được tổ chức trong khuôn khổ nhà trường. Sự kiện không chỉ là cơ hội để sinh viên thể hiện tài năng và niềm đam mê khoa học kỹ thuật mà còn góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo trong Học viện.
15:00 | 01/11/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) gần đây đã phát cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau phán quyết của tòa án về hành vi độc quyền của Google, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công ty này phải tách rời trình duyệt Chrome.
11:00 | 29/11/2024
Ngày 26/11, Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được trang bị hệ điều hành hoàn toàn do hãng tự phát triển. Đây là một bước thử nghiệm quan trọng trong cuộc đua giành thị phần với những “gã khổng lồ” công nghệ của phương Tây.
11:00 | 05/12/2024