Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (đứng giữa) và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị khối I tại buổi Lễ.
Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị khối I.
Tại buổi Lễ, đồng chí Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã trình bày nội dung bản giao ước thi đua của toàn Khối với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, hiệu quả”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu Việt Nam, các cơ quan, đơn vị thuộc Khối sẽ tập trung thi đua tạo sự chuyển biến vững chắc trong xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, góp phần xây dựng Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ và tổ chức đảng các cấp trong sạch vững mạnh tiêu biểu, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.
Nội dung giao ước thi đua gồm: xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; giữ vững đoàn kết, thống nhất, mẫu mực; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thi đua hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ về công tác cơ yếu.
Trong đó, cần chú trọng đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý, chỉ huy điều hành; xây dựng phong cách làm việc khoa học, dân chủ, bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm. Đổi mới việc ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch thực hiện bảo đảm ngắn gọn, sát thực, phân công rõ ràng.
Tích cực thi đua, đổi mới phương pháp làm việc hiện đại và đẩy mạnh chuyển đổi số; đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng hiện đại hóa hạ tầng công nghệ, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới trong đơn vị. Phát triển vững chắc hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia gắn với đẩy mạnh công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu trong tình hình mới.
Chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu giúp Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác cơ yếu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam theo Nghị quyết số 56-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định, nhất là đẩy mạnh việc tuyên truyền quán triệt nghị quyết trong và ngoài ngành Cơ yếu; tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực hiện các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2023.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá cao tinh thần, khí thế quyết tâm thi đua của các đơn vị trong Khối I, đồng thời nhấn mạnh, năm 2023, dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn có nhiều biến động, đặt ra những thách thức nhưng cũng là thời cơ đối với ngành Cơ yếu Việt Nam, nhất là việc đáp ứng nhu cầu bảo mật, an toàn thông tin của các ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong tình hình mới, đồng chí Phó Trưởng ban kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên trong Khối I phát huy truyền thống “Trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo”, chủ động, tích cực, nỗ lực khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng, phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại, ra sức thi đua lập nhiều thành tích, công hiến nhiều hơn nữa hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 – 12/9/2025).
Cuối buổi Lễ, đại diện lãnh đạo 09 cơ quan, đơn vị Khối I đã cùng nhau ký vào bản Đăng ký Giao ước thi đua năm 2023 và thể hiện quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua đã đề ra.
Bích Thủy
10:00 | 23/05/2023
Số liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cho thấy, trong năm 2022, đã có 49.042.966 mối đe dọa ngoại tuyến trong khu vực Đông Nam Á được giải pháp doanh nghiệp của công ty ngăn chặn.
16:00 | 19/05/2023
Sáng 19/5/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc đưa nội dung “Quản lý nhà nước về công tác Cơ yếu” thành chuyên đề chính thức giảng dạy tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện rõ vị trí, vai trò và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến công tác cơ yếu trong tình hình hiện nay.
13:00 | 20/03/2023
Ngày 02/3/2023, Nhà Trắng đã công bố chiến lược an ninh mạng quốc gia của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhằm bảo đảm mọi người dân Mỹ được thừa hưởng những lợi ích đầy đủ của một hệ sinh thái số an toàn.
15:00 | 08/02/2023
Ngày 03/02, tại Hà Nội, Bộ Công an và Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia (lần thứ nhất) phục vụ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia với chuyên đề “Xác lập chiến lược dữ liệu đúng đắn tạo sức bật phát triển kinh tế, xã hội”.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Theo một báo cáo gần đây dựa trên phân tích toàn cầu của công ty an ninh mạng Imperva (Mỹ), bot chiếm 47,4 % tổng lưu lượng truy cập Internet vào năm 2022. Ngoài ra, Imperva cũng nêu lên những lo ngại đáng kể liên quan đến sự phát triển của công nghệ bot độc hại.
16:00 | 29/05/2023