Toàn cảnh hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ; đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc VPCP và BCYCP; đại diện Tập đoàn VNPT, Viettel…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban BCYCP cho biết, trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành Cơ yếu Việt Nam luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp, tạo điều kiện của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện của VPCP, đó là cơ sở để BCYCP và ngành Cơ yếu Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Có thể kể đến, BCYCP tham gia góp ý kiến và cử cán bộ phối hợp trong việc xây dựng 04 Hệ thống thông tin do VPCP quản lý: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống e-Cabinet, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia; Tham gia góp ý kiến hoàn thiện 04 văn bản chính sách về bảo mật và an toàn thông tin…
BCYCP đã khảo sát, đánh giá và tham mưu đề xuất phương án bảo mật, an toàn thông tin cho VPCP, phối hợp với VPCP xây dựng 02 Đề án: Đề án triển khai các hệ thống bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước dùng mật mã đáp ứng yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Đề án xây dựng Trung tâm ANTT mạng cho hệ thống Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, BCYCP đã đẩy mạnh việc triển khai chữ ký số chuyên dùng cho VPCP; triển khai giám sát, bảo đảm an toàn thông tin, bảo đảm bảo mật thông tin cho VPCP; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo mật và an toàn thông tin.
Thông qua cơ quan truyền thông là Tạp chí An toàn thông tin, BCYCP đã chủ động tuyên truyền sâu rộng trên nhiều loại hình ấn phẩm của Tạp chí với nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu thông tin về Chính phủ điện tử, góp phần triển khai thành công nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cho các cơ quan, đơn vị của hai bên đã thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, xác định những tồn tại, vướng mắc và đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm triển khai thành công và đạt được những mục đích, yêu cầu đã đề ra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cảm ơn BCYCP đã tích cực phối hợp với VPCP trong thời gian qua, cùng đóng góp, giúp cho Chính phủ trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số.
Cũng theo đồng chí Mai Tiến Dũng, Việt Nam đã triển khai xây dựng Chính phủ điện tử từ những năm 2000, nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn. Sau khi tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số nước vào năm 2018, chúng ta đã tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý cho xây dựng Chính phủ điện tử, để văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy; cùng với đó là xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin cốt lõi của Chính phủ điện tử phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Có thể nói, VPCP xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử đến đâu thì BCYCP đã đồng hành đến đó để bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống”. Trong đó, việc triển khai chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ là khâu mấu chốt trong thực hiện VPCP không giấy tờ, triển khai chữ ký số cho hệ thống Trục liên thông văn bản. Lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo cấp Vụ của VPCP sử dụng Ipad để ký số, đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ tới hệ thống hành chính và toàn xã hội. Chứng thư số của BCYCP là thành phần then chốt trong nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia để triển khai hệ thống thông tin Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tặng quà, chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ
Bộ trưởng khẳng định, BCYCP là một trong những cơ quan tích cực nhất đồng hành cùng với VPCP vượt qua những khó khăn, thách thức về an toàn, bảo mật thông tin trong những ngày đầu triển khai hệ thống có quy mô lớn, phạm vi mở rộng đến các bộ ngành, địa phương. “Hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ bảo đảm tiến độ, hiệu quả công việc, đến nay, chúng ta đã bảo đảm tuyệt đối, chưa để xảy ra mất cắp dữ liệu, tấn công từ hacker đối với các hệ thống của Chính phủ điện tử cũng như của VPCP, sau khi triển khai đã có hiệu quả rõ rệt về tính tiết kiệm chi phí, tính minh bạch…” Bộ trưởng nhận định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tặng Bằng Khen cho 3 tập thể của Ban Cơ yếu Chính phủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đặc biệt đề cập đến tính chất quan trọng của Đề án xây dựng Trung tâm an toàn thông tin mạng cho hệ thống Chính phủ điện tử. Do đó, Bộ trưởng mong muốn trong thời gian tới, VPCP và BCYCP tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ cho các hệ thống thông tin của VPCP. Hơn nữa trong bối cảnh xây dựng Chính phủ điện tử dựa trên nhiều nền tảng công nghệ thông tin, cùng với việc tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp, ngành Cơ yếu cần điều chỉnh và thích nghi kịp thời. Mã hóa, bảo mật là một thành tố không thể tách rời của hệ thống, cho nên BCYCP cần tiếp tục nghiên cứu, cung cấp các giải pháp tối ưu hơn nữa để mã hóa, bảo mật tuyệt đối thông tin cho hệ thống Chính phủ điện tử, bảo đảm các giao dịch dân sự.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tặng Bằng khen cho 6 cá nhân của Ban Cơ yếu Chính phủ
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã trao tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 6 cá nhân của BCYCP đã có nhiều đóng góp trong công tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin của VPCP.
Nguyễn Hải
08:00 | 13/12/2019
17:00 | 18/12/2020
16:00 | 04/01/2018
09:00 | 25/12/2020
07:00 | 18/01/2021
17:00 | 11/10/2021
10:00 | 11/09/2018
09:00 | 06/01/2025
Theo dự đoán, năm 2025, những thách thức an ninh mạng chưa từng có trong bối cảnh đổi mới công nghệ và mối đe dọa số sẽ ngày càng gia tăng. Yếu tố chính trị toàn cầu, tin tặc được nhà nước bảo trợ và tội phạm công nghệ cao càng làm bức tranh an ninh mạng thêm phần phức tạp. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành con dao hai lưỡi, vừa là lá chắn, vừa là mũi giáo trong cuộc chiến an ninh mạng. Bài viết này sẽ đưa ra 10 dự đoán hàng đầu về an ninh mạng cho năm 2025, giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó trong cuộc đua vũ trang công nghệ này.
15:00 | 17/12/2024
Nhà chức trách Pháp đã phạt Orange, nhà mạng lớn nhất của nước này 50 triệu Euro (53 triệu USD) do gửi quảng cáo không mong muốn cho hàng triệu khách hàng dưới hình thức thư điện tử (email).
10:00 | 04/12/2024
Mới đây, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol đã bắt giữ hơn 1 nghìn nghi phạm ở châu Phi trong chiến dịch Serengeti kéo dài hai tháng, trấn áp tội phạm mạng đứng sau các phần mềm tống tiền, lừa đảo và xâm phạm email doanh nghiệp, gây ra thiệt hại tài chính lên tới hàng triệu USD.
17:00 | 22/11/2024
Trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo ngày càng đi sâu vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội trong việc quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn công nghệ.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã đạt được cột mốc ấn tượng với 1 tỷ thuê bao di động 5G, khẳng định tốc độ triển khai hạ tầng 5G hàng đầu thế giới.
10:00 | 31/12/2024