Ngày 7/6/2012, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 714/QĐ/CTN tặng Giải thưởng Nhà nước cho Cụm công trình “Nghiên cứu về khóa mật mã ứng dụng bảo mật thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tập thể 29 tác giả và đồng tác giả.
Cụm công trình được đánh giá là xuất sắc về khoa học công nghệ (KHCN), góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cụm công trình “Nghiên cứu về khóa mật mã ứng dụng bảo mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của Đảng, Nhà nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được thực hiện trong suốt hơn 21 năm (từ tháng 11/1986 đến tháng 12/2007). Cơ quan chủ trì nghiên cứu cụm công trình là Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã (từ tháng 01/1986 đến tháng 01/1995) và sau đó Học viện Kỹ thuật mật mã (từ tháng 02/1995 đến tháng 12/2007), cơ quan chủ quản cụm công trình là Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện các tác giả nhận
Giải thưởng tại buổi Lễ.
Những kết quả, thành công trong nghiên cứu của Cụm công trình là đã cập nhật được những kết quả mới nhất trên thế giới về khóa mật mã và cải tiến, vận dụng sáng tạo, hợp lý theo điều kiện thực tế trong hoàn cảnh của Việt Nam. Cụm công trình đã được đưa vào sử dụng thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau, được tích hợp vào nhiều sản phẩm, thiết bị mật mã chuyên dụng, phần mềm bảo mật thông tin... mang lại hiệu quả cao trong nhiều năm qua.
Ngày 24/02/2007, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 211/2007/QĐ/CTN về việc tặng Giải thưởng Nhà nước cho Công trình KHCN Ngành Cơ yếu Việt Nam: “Năm thiết bị mật mã chuyên dụng” của 28 tác giả và đồng tác giả. Công trình được đánh giá là xuất sắc, có giá trị cao về KHCN, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, KHCN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Cơ yếu Chính phủ đón nhận Giải thưởng Nhà nước về KHCN.
Các thiết bị mật mã của Cụm công trình được các nhà khoa học mật mã Việt Nam hoàn toàn làm chủ, tự thiết kế, chế tạo, ứng dụng những thành tựu, giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, giải quyết nhiều vấn đề mới và khó, bám sát yêu cầu, điều kiện thực tế của Việt Nam và đã được triển khai áp dụng tại nhiều đơn vị đạt hiệu quả cao.
Cụm công trình 05 thiết bị mật mã chuyên dụng nói trên đã khẳng định ý chí chủ động, sáng tạo, làm việc đầy tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ KHCN của ngành Cơ yếu Việt Nam và sự cộng tác của các nhà khoa học thuộc nhiều đơn vị nghiên cứu KHCN trong cả nước, đồng thời góp phần đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cán bộ khoa học tiếp nối, nâng cao nhận thức, quan điểm và phương thức tổ chức nghiên cứu, ứng dụng KHCN tiên tiến đóng góp xứng đáng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Giải thưởng là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với quá trình đóng góp của Ngành vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như biểu dương công lao của nhóm tác giả đã cống hiến cho sự nghiệp KHCN nước nhà.
Cụm công trình do Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu chủ trì, bao gồm các kết quả, thành tựu nghiên cứu, ứng dụng mật mã, trong đó cụm công trình được thể hiện ở 2 nội dung chính: Công trình nghiên cứu mật mã sử dụng kỹ thuật mã hóa truyền thống và Cụm công trình ứng dụng công nghệ mới.
Các cụm công trình nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến, chuyển đổi kỹ thuật mật mã truyền thống đã khẳng định trình độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật mật mã Việt Nam trước kỹ thuật mã thám hiện đại và tinh xảo của đối phương, bảo đảm bí mật tuyệt đối thông tin cơ mật của Đảng, Nhà nước, Quân đội trong suốt các cuộc chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Các tác giả Cụm công trình KHCN của Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu nhận
Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2000.
Công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong mật mã thay thế khóa ngẫu nhiên được hình thành trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu các thiết bị mật mã thu hồi được sau giải phóng năm 1975 và một số máy mã do các nước XHCN viện trợ. Các kết quả của Cụm công trình đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong Quân đội.
Thượng tá Đỗ Thị Anh Hà, Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu, người được nhận
Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2000.
Kết quả của công trình nghiên cứu này cho ra đời sản phẩm máy mã thoại số, đánh dấu sự thành công của quá trình nghiên cứu lâu dài về bảo mật thông tin thoại trên kênh hữu tuyến. Đây là máy mã thoại số đầu tiên do Việt Nam chế tạo với phương pháp xử lý tín hiệu tiên tiến và tích hợp kỹ thuật mật mã ở trình độ cao, tính năng tương đương với các mẫu hiện có của một số nước có nền công nghệ mật mã tiên tiến. Công trình có giá trị khoa học cao, mang tính mới mẻ, sáng tạo, mở ra hướng sản xuất máy mã thoại số có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với thiết bị của thế giới.
Máy mã thoại số ra đời đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách về mã thoại phục vụ cho lãnh đạo, chỉ huy của các cấp trong Quân đội, đánh dấu bước phát triển mới của kỹ thuật mật mã quân đội trong việc bảo mật tiếng nói, khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc nghiên cứu kỹ thuật mật mã quân sự và khả năng thiết kế chế tạo máy mã thoại số của Việt Nam phục vụ cho bảo mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của các cấp trong Quân đội.
Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã đã phát triển cùng với sự lớn mạnh của ngành Cơ yếu Việt Nam. Các cán bộ, chiến sĩ cơ yếu đã không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nắm bắt kịp thời các tiến bộ KHCN mới để nghiên cứu, sáng tạo và vận dụng vào kỹ thuật mật mã, đáp ứng trình độ tự động hoá, hiện đại hoá ngày càng cao. Cán bộ khoa học kỹ thuật mật mã đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Bích Thủy
20:00 | 03/12/2012
08:00 | 11/09/2020
15:00 | 19/05/2007
07:00 | 28/11/2024
Trong hai ngày 3 - 4/12 tới đây, tạI Học viện Kỹ thuật mật mã, Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin lần thứ nhất (VCRIS 2024) sẽ được tổ chức. Đây là một diễn đàn học thuật - một sự kiện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực mật mã và an toàn thông tin.
09:00 | 29/10/2024
Gã khổng lồ công nghệ Google hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến khi trí tuệ nhân tạo bùng nổ.
13:00 | 23/10/2024
Trong tháng 9, hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet ghi nhận 18 hệ thống cơ quan nhà nước đã kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma), đặt ra các nguy cơ mất an toàn thông tin. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã vào cuộc hỗ trợ xử lý.
13:00 | 17/10/2024
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wifi công cộng tại các sân bay hay quán cafe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau phán quyết của tòa án về hành vi độc quyền của Google, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công ty này phải tách rời trình duyệt Chrome.
11:00 | 29/11/2024
Ngày 26/11, Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được trang bị hệ điều hành hoàn toàn do hãng tự phát triển. Đây là một bước thử nghiệm quan trọng trong cuộc đua giành thị phần với những “gã khổng lồ” công nghệ của phương Tây.
11:00 | 05/12/2024