Toàn cảnh buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc, phía Bộ TN&MT có Thứ trưởng Trần Quý Kiên và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng. Phía Ban CYCP có Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban; Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Ban.
Tại buổi làm việc, hai cơ quan đã trao đổi về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1071/QĐ-TTg ngày 20/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 24/4/2017 của Ban Bí thư về tổng kết Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khoá IX; tình hình, kết quả phối hợp giữa Ban CYCP với Bộ TN&MT trong triển khai các nhiệm vụ liên quan về cơ yếu, công tác bảo mật, ATTT trong thời gian qua. Đồng thời, trao đổi về nội dung phối hợp trong thời gian tới giữa hai cơ quan để tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1071/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào công tác triển khai ứng dụng sản phẩm mật mã, chứng thư số chuyên dùng của Ban CYCP để bảo mật, xác thực ATTT; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ TN&MT.
Trong công tác phối hợp với Bộ TN&MT, đến nay Ban CYCP đã cấp và triển khai hơn 2.000 Chứng thư số chuyên dùng; hỗ trợ làm thủ tục thu hồi, thay đổi thông tin trên chứng thư số cho các đơn vị, cán bộ công thức thuộc Bộ TN&MT; một số thiết bị bảo mật phục vụ lãnh đạo Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ; hỗ trợ, phối hợp triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của Bộ, Hệ thống kết nối Hải quan một cửa quốc gia, Dịch vụ công trực tuyến của Bộ; tổ chức các lớp tập huấn sử dụng Chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ Bộ TN&MT. Việc ứng dụng xác thực chữ ký số tại Bộ TN&MT đã triển khai trên phạm vi rộng, ứng dụng rất hiệu quả, ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, góp phần tạo lập phương thức làm việc mới hiện đại trong chỉ đạo, điều hành và công tác hành chính.
Theo đồng chí Trưởng ban Đặng Vũ Sơn, Ban CYCP sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp bảo mật, ATTT cho hệ thống công nghệ thông tin của Bộ TN&MT, gồm ba vấn đề chính: triển khai mật mã cho công tác bảo mật, triển khai chữ ký số cho công tác xác thực, triển khai giảm sát ATTT để tăng cường an toàn hệ thống công nghệ thông tin. Để triển khai được các giải pháp này, trước tiên cần đánh giá an toàn hệ thống công nghệ thông tin của Bộ TN&MT, để đưa ra mức độ ứng dụng bảo mật, ATTT phù hợp. Đặc biệt, hai cơ quan cần chú trọng cụ thể hóa công tác phối hợp. Ngoài ra, Bộ TN&MT có thể phối hợp với các cơ quan khác trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an,… để phản biện lẫn nhau, nhằm đưa ra các biện pháp tối ưu nhất.
Kết luận buổi làm việc, Thay mặt Bộ TN&MT, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cảm ơn và đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả, có trách nhiệm của Ban CYCP đối với ngành TN&MT trong thời gian qua, đặc biệt là 3 năm gần đây trong công tác bảo mật và ATTT. Trong thời gian tới, Thứ trưởng đề xuất xây dựng quy chế phối hợp mang tính chất khung, trên tinh thần chức năng nhiệm vụ, xác định trách nhiệm của hai cơ quan trong việc phối hợp đảm bảo bảo mật và ATTT cho Bộ TN&MT. Việc xây dựng quy chế sẽ giao cho hai cơ quan đầu mối là Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ và Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ TN&MT. Đồng chí Trần Quý Kiên hi vọng trong thời gian tới sẽ hoàn thiện quy chế phối hợp này một cách hiệu quả, thiết thực trong 3 mảng: xây dựng và phát triển chính phủ điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; ứng dụng chữ ký số.
Đồng chí Trưởng ban Đặng Vũ Sơn tặng Biểu trưng của ngành Cơ yếu cho Thứ trưởng Trần Quý Kiên
Thảo Uyên
16:00 | 29/11/2018
08:00 | 19/10/2018
16:00 | 23/10/2018
09:00 | 18/12/2018
13:00 | 19/09/2018
16:00 | 01/11/2023
11:00 | 29/11/2024
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), các hình thức lừa đảo trực tuyến vẫn đang liên tục gia tăng và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng luôn là chiếm đoạt tài sản. Dưới đây là 03 chiêu lừa được các đối tượng sử dụng nhiều trên không gian mạng Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 do Cục An toàn thông tin ghi nhận.
08:00 | 15/11/2024
Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin – AIS thuộc Bộ TT&TT Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng - CISA, Bộ An ninh nội địa, Hoa Kỳ đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.
10:00 | 18/10/2024
Trung Quốc đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh với hơn 600 triệu người dùng đăng ký dịch vụ. Kỹ sư trưởng tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ này với hơn 4.500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI cốt lõi.
13:00 | 17/10/2024
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wifi công cộng tại các sân bay hay quán cafe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Mới đây, Tòa án Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của TikTok, khiến ứng dụng chia sẻ video ngắn này đứng trước nguy cơ bị cấm hoạt động tại quốc gia này.
10:00 | 12/12/2024
Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam được gọi là Vietnam Research and Development Center (VRDC), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
16:00 | 06/12/2024