Đáng lưu ý là lỗ hổng định danh CVE-2021-40119 và có điểm CVSS 9,8/10, xuất phát từ cơ chế xác thực SSH của Cisco Policy Suite.
Tin tặc có thể khai thác lỗ hổng này bằng cách kết nối với một thiết bị bị ảnh hưởng thông qua SSH. Việc khai thác thành công lỗ hổng có thể cho phép tin tặc đăng nhập vào hệ thống bị ảnh hưởng với tư cách người dùng root. Cisco cho biết lỗ hổng này được phát hiện trong quá trình kiểm tra bảo mật nội bộ.
Từ Cisco Policy Suite phiên bản 21.2.0 trở lên sẽ tự động tạo khóa SSH mới trong khi cài đặt, đồng thời yêu cầu quy trình thủ công để thay đổi khóa SSH mặc định cho các thiết bị được nâng cấp từ 21.1.0.
Ngoài ra, Cisco cũng giải quyết nhiều lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến giao diện quản lý trên web của Cisco Catalyst Passive Optical Network (PON) Series Switches Optical Network Terminal (ONT). Các lỗ hổng này có thể cho phép tin tặc tấn công từ xa, thực hiện chèn lệnh cũng như sửa đổi cấu hình của thiết bị.
Marco Wiorek của Hotzone GmbH (Đức) được ghi nhận là người đã báo cáo ba lỗ hổng định danh CVE-2021-34795 (điểm CVSS: 10,0), CVE-2021-40113 (điểm CVSS: 10,0) và CVE-2021-40112 (điểm CVSS: 8,6).
Bên cạnh đó, Cisco cũng đã khắc phục hai lỗ hổng nghiêm trọng trong Cisco Small Business Series Switches và Cisco AsyncOS. Hai lỗ hổng này có thể cho phép tin tặc tấn công từ xa, vượt qua lớp xác thực truy cập trái phép vào giao diện quản lý trên nền web của thiết bị chuyển mạch và gây tấn công từ chối dịch vụ.
M.H
12:00 | 27/10/2021
14:00 | 10/12/2021
14:00 | 11/02/2022
09:00 | 06/10/2021
14:00 | 24/09/2021
17:00 | 24/12/2021
10:00 | 10/02/2022
13:00 | 08/08/2022
TRM Labs cho biết, trong tháng 5/2022 có hơn 100 báo cáo tấn công được gửi đến Chainabuse - nền tảng bảo vệ cộng đồng khỏi các dự án lừa đảo. Vào tháng 6, các cuộc tấn công, đánh cắp tiền của nhà đầu tư thông qua Discord gia tăng 55%. Ước tính số tiền mà tin tặc đánh cắp được của nhà đầu tư NFT lên tới 22 triệu USD.
15:00 | 26/04/2022
Vào tháng 02/2022, phần mềm độc hại đánh cắp thông tin có tên là Jester Stealer được phát hiện với khả năng đánh cắp và truyền thông tin đăng nhập, cookie, thông tin thẻ tín dụng cùng với dữ liệu từ trình quản lý mật khẩu, tin nhắn, ứng dụng email, ví tiền điện tử cho tin tặc. Kể từ đó đến nay, ít nhất bốn phần mềm đánh cắp thông tin khác đã xuất hiện, bao gồm BlackGuard, Mars Stealer, META, và Raccoon Stealer.
10:00 | 14/04/2022
Đầu tháng 4/2022, Tổ chức Chống Tội phạm Mạng ZIT và Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang BKA của Đức đã thông báo đã đóng Hydra, mạng darknet lớn nhất thế giới. Qua đó, cảnh sát đã thu giữ máy chủ của trang web này cùng hơn 543 Bitcoin, tương đương hơn 25 triệu USD. Giao diện của Hydra cũng đã bị thay đổi thành thông báo của ZIT và BKA.
13:00 | 22/02/2022
Các tổ chức trong ngành hàng không, không gian vũ trụ, giao thông vận tải, sản xuất và quốc phòng đã trở thành mục tiêu của một nhóm tin tặc từ năm 2017, là một phần của chuỗi các chiến dịch lừa đảo trực tuyến để phân phối nhiều loại trojan truy cập từ xa (RAT) khi hệ thống bị xâm nhập.
Đầu tháng 8, Twitter xác nhận một lỗ hổng zero-day liên quan đến việc liên kết số điện thoại và email với tài khoản người dùng trên nền tảng mạng xã hội này. Đáng lưu ý, hacker đã khai thác thành công lỗ hổng và đánh cắp thông tin tài khoản của 5,4 triệu người dùng.
08:00 | 11/08/2022