Mã độc mới có tên là Xbash, được cho là liên quan đến Iron Group hay còn gọi là Rocke - một nhóm tấn công có chủ đích tại Trung Quốc được biết đến với các cuộc tấn công mã độc tống tiền và đào tiền ảo.
Ngoài khả năng tự lan truyền, XBash còn chứa một chức năng chưa được triển khai, có thể cho phép mã độc lây lan nhanh chóng trong mạng của tổ chức. Được phát triển trên nền tảng Python, XBash tìm kiếm các dịch vụ web dễ bị tấn công hoặc không được bảo vệ và xóa các cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL và MongoDB chạy trên các máy chủ Linux.
Xbash được thiết kế để quét các dịch vụ trên một IP đích, trên cả hai cổng TCP và UDP như HTTP, VNC, MySQL/MariaDB, Telnet, FTP, MongoDB, RDP, ElasticSearch, Oracle DB, CouchDB, Rlogin và PostgreSQL.
Khi tìm thấy một cổng mở, mã độc sẽ sử dụng tấn công vét cạn; khi thành công sẽ xóa tất cả các cơ sở dữ liệu và sau đó hiển thị thông báo tiền chuộc. Điều đáng lo ngại là bản thân mã độc không chứa bất kỳ chức năng nào cho phép khôi phục cơ sở dữ liệu đã bị xóa sau khi nạn nhân trả tiền chuộc. Cho đến nay, XBash đã lây nhiễm ít nhất 48 nạn nhân đã trả tiền chuộc, kiếm được khoảng 6.000 USD. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không có bằng chứng cho thấy việc trả tiền chuộc giúp nạn nhân phục hồi được dữ liệu.
Mặt khác, XBash nhắm mục tiêu đến các máy tính Windows chỉ để khai thác tiền điện tử và tự lan truyền. Để tự lan truyền, nó khai thác ba lỗ hổng đã biết trong Hadoop, Redis và ActiveMQ bao gồm:
- Lỗi thực thi lệnh Hadilla YARN ResourceManager chưa được xác thực được tiết lộ vào tháng 10/2016 và không có định danh CVE.
- Lỗ hổng tùy ý viết lên tệp tin Redis và lỗ hổng thực thi lệnh từ xa được tiết lộ vào tháng 10/2015 và không có định danh CVE.
- Lỗ hổng tùy ý viết lên tệp tin ActiveMQ (CVE-2016-3088), được tiết lộ vào đầu năm 2016.
Nếu điểm xâm nhập là một dịch vụ Redis dễ bị tấn công, Xbash sẽ gửi payload JavaScript hoặc VBScript độc hại để tải xuống và thực thi một mã độc đào tiền ảo cho Windows thay vì mô-đun botnet và ransomware.
Xbash được phát triển bằng Python và sau đó được chuyển thành tệp tin thực thi (PE) bằng PyInstaller, có thể tạo các tệp tin nhị phân cho nhiều nền tảng, bao gồm Windows, macOS và Linux, đồng thời cung cấp tính năng chống bị phát hiện. Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy các mẫu cho Linux và chưa thấy bất kỳ phiên bản Windows hay macOS nào của Xbash.
Người dùng có thể tự bảo vệ mình chống lại XBash bằng cách thực hiện các phương pháp bảo mật sau:
- Thay đổi thông tin đăng nhập mặc định trên hệ thống của mình;
- Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt;
- Luôn cập nhật hệ điều hành và phần mềm;
- Tránh tải xuống và chạy các tệp không đáng tin cậy hoặc nhấp vào liên kết;
- Sao lưu dữ liệu thường xuyên;
- Ngăn chặn kết nối trái phép bằng tường lửa.
ĐT
Theo WorldStar International JSC
09:00 | 21/08/2018
13:00 | 19/09/2019
14:00 | 25/07/2018
21:00 | 18/12/2018
08:00 | 27/11/2019
10:00 | 25/07/2018
11:00 | 24/01/2019
22:00 | 01/01/2021
Mới đây, các nhà nghiên cứu của IBM Trusteer đã phát hiện ra một hoạt động gian lận lớn sử dụng mạng lưới các trình giả lập thiết bị di động để rút hàng triệu USD từ các tài khoản ngân hàng trực tuyến chỉ trong vài ngày.
07:00 | 09/10/2020
Ngay khi Visa đưa ra cảnh báo về một công cụ web skimmer JavaScript mới có tên Baka, các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện ra một lỗ hổng mới trong thẻ hỗ trợ EMV, cho phép tội phạm mạng lấy tiền và lừa đảo chủ thẻ cũng như bán thông tin bất hợp pháp.
09:00 | 16/09/2020
Tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống quản lý nội dung của các phương tiện truyền thông tại Đông Âu trong một chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch về NATO.
15:00 | 11/09/2020
Giáo dục đã trở thành mục tiêu chính cho các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khi ngày càng có nhiều trường học đang thực hiện đào tạo trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh trong đại dịch COVID-19. Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo về sự gia tăng của các trang web và email lừa đảo, cũng như các mối đe dọa được ngụy trang dưới dạng các ứng dụng và nền tảng học tập trực tuyến.
NVIDIA vừa phát hành bản vá giải quyết 6 lỗ hổng trong trình điều khiển GPU trên hệ điều hành Windows và Linux và 10 lỗ hổng khác ảnh hưởng đến phần mềm quản lý NVIDIA Virtual GPU (vGPU).
07:00 | 18/01/2021