Gallium còn có tên gọi khác là Soft Cell nổi tiếng với các cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào các công ty viễn thông từ năm 2012. Nhóm tin tặc này được nhà nước hậu thuẫn có liên quan đến một loạt các cuộc tấn công nhắm vào 5 công ty viễn thông lớn ở Đông Nam Á kể từ năm 2017.
Tuy nhiên trong năm 2021, nhóm tin tặc này đã mở rộng phạm vi tấn công, bao gồm các tổ chức tài chính và các tổ chức chính phủ đặt tại Afghanistan, Australia, Bỉ, Campuchia, Malaysia, Mozambique, Philippines, Nga và cả Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu cho biết PingPull là backdoor khó phát hiện vì nó sử dụng giao thức bản tin điều khiển Internet (Internet Control Message Protocol - ICMP) cho các giao tiếp lệnh và điều khiển (C&C).
PingPull dựa trên ngôn ngữ Visual C ++, giúp tin tặc có khả năng truy cập vào một reverse shell và chạy các lệnh tùy ý trên một máy chủ bị xâm nhập. Điều này bao gồm thao tác tệp, kiểm tra dung lượng lưu trữ và sửa đổi thuộc tính thời gian của tệp.
Các mẫu PingPull mà sử dụng giao thức ICMP Echo cho việc giao tiếp C&C sẽ giúp các gói truy vấn ICMP Echo (ping) kết nối được đến máy chủ C&C. Máy chủ C&C sau đó sẽ phản hồi các truy vấn Echo này bằng một gói Echo Reply để đưa ra các lệnh cho hệ thống.
Các biến thể PingPull cũng được xác định dựa trên HTTPS và TCP để giao tiếp với máy chủ C&C thay vì giao thức ICMP và hơn 170 địa chỉ IP được liên kết với nhóm tin tặc Gallium từ cuối năm 2020.
Chưa rõ các mạng lưới mục tiêu bị xâm phạm như thế nào, nhưng kẻ tấn công đã khai thác các ứng dụng có kết nối Internet để giành quyền truy cập ban đầu và triển khai phiên bản đã được sửa đổi của web shell Chopper đến từ Trung Quốc nhằm duy trì sự tồn tại trên hệ thống.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: “Gallium vẫn là mối đe dọa nguy hiểm đối với các ngành viễn thông, tài chính và các tổ chức chính phủ Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Phi. Mặc dù việc sử dụng giao thức ICMP không phải là một kỹ thuật mới, nhưng PingPull khiến cho việc phát hiện các kết nối giao tiếp C&C trở nên khó khăn hơn, vì rất ít tổ chức thực hiện kiểm tra lưu lượng ICMP trên mạng của họ".
Lê Phượng
14:00 | 06/06/2022
13:00 | 21/07/2022
15:00 | 28/07/2022
13:00 | 02/08/2022
10:00 | 14/06/2022
14:00 | 20/05/2022
15:00 | 28/07/2022
Tấn công chuỗi cung ứng phần mềm của các tổ chức đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến giúp tin tặc có quyền truy cập vào các thông tin có giá trị và để lại tác động lớn. Một nghiên cứu của Gartner dự đoán rằng vào năm 2025 sẽ có 45% công ty sẽ phải trải qua một cuộc tấn công chuỗi cung ứng.
14:00 | 25/07/2022
Cùng với sự phát triển của các công nghệ hiện đại, các gian lận trong thanh toán trực tuyến cũng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây gây ra những thiệt hại đáng kể về tài chính và phi tài chính cho ngân hàng, khách hàng, các bên liên quan khác và nền kinh tế số. Bài báo sẽ khái quát một số thủ đoạn, hành vi lừa đảo của tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao trong thanh toán trực tuyến, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dùng tăng cường cảnh giác trong hoạt động thanh toán trực tuyến.
07:00 | 12/04/2022
Ngày 4/4, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung một lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) mới có tên gọi Spring4Shell vào “Danh mục các lỗ hổng bị khai thác đã biết”.
08:00 | 24/02/2022
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã đưa ra cảnh báo về một lỗ hổng trong thành phần pkexec của Polkit định danh CVE-2021-4034 (PwnKit). Lỗ hổng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ điều hành Linux và cho phép tin tặc tấn công leo thang đặc quyền với một tài khoản người dùng bất kỳ trong hệ thống mục tiêu.
Lần đầu ra mắt vào năm 1998, OpenSSL là một thư viện mật mã có cung cấp việc triển khai mã nguồn mở của các giao thức SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security), cho phép người dùng tạo khóa cá nhân, tạo yêu cầu ký chứng chỉ (CSR), cài đặt chứng chỉ SSL/TLS. Chúng được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ đa số các website trong các máy chủ web Internet. Là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất, OpenSSL luôn phải đối mặt với những nguy cơ bảo mật.
13:00 | 21/07/2022