Khái niệm chuyển đổi số (Digital Transformation) được xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2018, đến nay, đã trở thành một từ khóa phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân.
Năm 2020, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều mục tiêu lớn. Hơn 40 bộ, ngành, địa phương đã xây dựng đề án chuyển đổi số. Tuy nhiên, ở khối các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp sản xuất tiến trình này đang chưa được diễn ra mạnh mẽ như kỳ vọng. Khảo sát của VINASA tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.
Trong khi đó, theo tổng cục thống kê, dưới tác động của đại dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam có 101,000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, hơn 90.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh, trung bình mỗi tháng 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Đợt dịch thứ 3 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Đợt dịch thứ 4 tại các tỉnh miền nam trực tiếp gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp. Hầu hết những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những doanh nghiệp đang chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số.
Đây chính là động lực để VINASA đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp ở từng quy mô, thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể biết mình đang ở đâu? Cần bắt đầu từ đâu? dùng những công cụ gì, của ai? Lộ trình tiếp theo của mình sẽ như thế nào?
Từ tháng 7/2021, VINASA đã tập hợp hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ-giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp SMEs theo từng lĩnh vực đứng đầu để xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs. Sau 4 tháng làm việc, 26 Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực riêng biệt thuộc 03 khối thương mại, dịch vụ và sản xuất (quy mô nhỏ) đã được hoàn thành: Bán lẻ, Giáo dục đào tạo, Vận tải kho bãi (Logistics), F&B, Du lịch khách sạn, vận tải hành khách, may mặc, thủy sản, sắt thép…
Bộ Khung hướng dẫn ngoài việc chỉ ra thực trạng và xu hướng của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sẽ tập trung vào 03 phần chính: khung hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết quy mô doanh nghiệp, cấp độ chuyển đổi số; Bộ giải pháp chuyển đổi số ứng với từng quy mô, cấp độ; và Tiêu chí đánh giá Chuyển đổi số tương ứng. Bên cạnh đó cũng đưa ra khuyến nghị đào tạo các kỹ năng số cho nhân sự.
Đối với các doanh nghiệp Sản xuất công nghiệp, là khối doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ cao, cấu trúc phức tạp, bắt đầu từ tháng 6/2021, VINASA tập hợp hơn 20 chuyên gia từ các tập đoàn lớn đang tư vấn và thực hiện chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất không chỉ ở Việt Nam như: Siemens, Microsoft, Oracle, IBM, Solpac, Advantech, FPT, CMC…do Ts. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội tự Động hóa, Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN làm Chủ tịch. Hội đồng là được phân nhóm chuyên môn và làm việc tích cực trong 05 tháng vừa qua để đưa ra một Bộ Khung hướng dẫn chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Khung được kết cấu theo 03 phần: Khung hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết; Các mô hình tham chiếu điển hình; và Tiêu chí đánh giá Chuyển đổi số tương ứng. Chương trình được xây dựng tham khảo dựa trên chương trình SIRI của Singapore (Smart Industry Readiness Index) đang được các doanh nghiệp Singapore áp dụng phổ biến.
Chương trình được xác định là một chương trình lớn không chỉ giúp các doanh nghiệp SMEs, Doanh nghiệp Sản xuất tại Việt Nam tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số một cách bài bản, cụ thể, mà còn trực tiếp kết nối giữa những doanh nghiệp này với các doanh nghiệp công nghệ số - những nhà cung cấp giải phải, dịch vụ số tiêu biểu, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, làm động lực phát triển cho nền kinh tế.
Các bộ Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Doanh nghiệp sản xuất sẽ được VINASA công bố chính thức tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit) là sự kiện quy mô nhất về Chuyển đổi số tại Việt Nam. Vietnam DX Summit 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 30/11 – 04/12/2021 với 12 phiên Hội thảo chuyên đề, 12 phiên hỏi đáp về CĐS với các chuyên gia, hơn 80 diễn giả và dự kiến có trên 8.000 đại biểu theo dõi trên các nền tảng trực tuyến. Sau đó, tất cả các tài liệu sau khi được xây dựng sẽ được phát hành công khai và miễn phí trên website riêng của từng chương trình. Bộ Khung tài liệu sẽ là khởi đầu cho một loạt các chương trình tập huấn, đào tạo chuyển đổi số bài bản, cụ thể cho các doanh nghiệp.
Hương Mai
17:00 | 19/11/2021
09:00 | 24/11/2021
22:00 | 01/01/2022
15:00 | 17/01/2022
08:00 | 06/04/2021
16:00 | 03/03/2022
Sáng ngày 03/3, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức Lễ phát động và Mở hệ thống thi Online cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” 2022 trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Cuộc thi được VNISA chủ trì tổ chức và dự kiến sẽ được duy trì thường niên, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.
14:00 | 22/02/2022
Để bắt kịp sự phát triển của công nghệ 4.0 đồng thời khắc phục những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều đơn vị xuất bản đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung phát triển các định dạng sách khác như sách điện tử (ebook), sách nói (audio book)….
11:00 | 20/01/2022
Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhận internet thành một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng dễ tổn thương khi hoạt động trên Internet. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không chỉ là mối quan tâm của mỗi gia đình, mà trở thành bài toán chung của các cấp, tổ chức, chính phủ trên thế giới.
09:00 | 13/01/2022
Dự kiến cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin 2022” sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3/2022 với đối tượng là học sinh các trường Trung học cơ sở trên toàn quốc. Cuộc thi là một hoạt động hưởng ứng Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/06/2021.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022