Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện
Phát biểu chúc mừng sự kiện trên nền tảng trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: "Internet đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới. Đương nhiên là chúng ta sẽ phấn đấu để nó thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Trong suốt quá trình ấy, có sự đóng góp không thể thiếu được của các cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet từ những ngày đầu tiên và sau này là vai trò của Hiệp hội Internet Việt Nam".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh “Đặc biệt chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở cộng đồng hơn 100 doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ Internet mà chúng ta sẽ hướng tới đồng hành để cùng nhau mở rộng cộng đồng, đặc biệt là với lực lượng những doanh nghiệp mới, non trẻ, nhỏ và thậm chí là cực nhỏ”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng khích lệ: “Chúng ta sẽ cùng nhau để tạo nên một hệ sinh thái, một môi trường mà để tất cả ở đó chúng ta không chỉ là kinh doanh mà chúng ta cùng nhau, giúp nhau để cùng phát huy được hết tiềm năng của từng cá nhân, của từng tổ chức để sao cho công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam phát triển một cách thiết thực”.
Cũng tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết: Chính phủ đang rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ trưởng nhận định: "Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên dữ liệu. Dữ liệu chính là tài nguyên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, 80% dữ liệu của chúng ta lại đang ở nước ngoài. Chúng ta cần phải nhận thức được điều đó để có thể khai thác và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phải chung tay xây dựng hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng về dữ liệu. Làm được điều này, chúng ta mới sẵn sàng cho sự phát triển của kinh tế số trong thời gian tới. Ngoài ra, để khai thác dữ liệu một cách hiệu quả, chúng ta cũng cần hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức và an ninh mạng".
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu tại sự kiện
Với chủ đề "Phục hồi và Bứt phá trong Kỷ nguyên Dữ liệu hóa", chương trình đã thu hút được nhiều tham luận xoay quanh các chủ đề nóng liên quan đến dữ liệu số - nguồn dầu mỏ của thế kỷ 21 như: Các định hướng, chính sách và chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, quản lý và ứng dụng dữ liệu số để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam; Các bài toán cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT tại Việt Nam trong quản lý, khai thác và ứng dụng Dữ liệu số; Bài học thế giới về quản lý, Khai thác và ứng dụng Dữ liệu số trên thế giới; Trung tâm Dữ liệu và Điện toán đám mây trong cuộc cách mạng dữ liệu số; Các công nghệ quản lý, khai thác và ứng dụng Dữ liệu số để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng…
Sự kiện được ghi hình và phát sóng trực tiếp trên các nền tảng số vào ngày 21/12/2021. Để xem phát sóng chương trình, Quý vị vui lòng truy cập website chính thức tại đây.
Nguyệt Thu
14:04 | 24/09/2013
15:26 | 05/12/2013
07:00 | 07/02/2022
08:00 | 24/02/2022
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của chính phủ Anh đã khởi động một dự án thử nghiệm được thiết kế để giúp việc tìm kiếm và loại bỏ các lỗ hổng phần mềm trở nên dễ dàng hơn. Chương trình có tên là Scanning Made Easy, nhằm giúp các tổ chức vừa và nhỏ (SME) xác định trong cơ sở hạ tầng của họ có các lỗ hổng nghiêm trọng hay không.
14:00 | 22/02/2022
Để bắt kịp sự phát triển của công nghệ 4.0 đồng thời khắc phục những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều đơn vị xuất bản đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung phát triển các định dạng sách khác như sách điện tử (ebook), sách nói (audio book)….
10:00 | 21/02/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin di động 6G. Mạng 6G khi ra mắt được kỳ vọng sẽ tạo sự bùng nổ và mang lại một loại hình Internet hoàn toàn mới giúp con người chạm tay gần hơn vào thế giới ảo.
08:00 | 21/02/2022
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và học máy (Machine Learning - ML) được cho là giải pháp đầy hứa hẹn đối với an ninh mạng, cho phép tổ chức/doanh nghiệp vận hành một hệ thống an toàn CNTT có thể dự đoán và tự động hóa các giải pháp ứng phó khi cần thiết. Liệu quan điểm này có chính xác hay tầm quan trọng của tự động hóa đang được đánh giá quá cao?
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022