LG CNS - công ty con của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) chuyên cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin như: tư vấn, tích hợp hệ thống, tích hợp mạng, gia công quy trình kinh doanh...
Công ty LG CNS cho biết, phần mềm sẽ phân tích hình ảnh X-quang của túi và áo khoác của nhân viên được chụp ở cổng công ty để phát hiện thẻ nhớ, USB. Quá trình này được thực hiện trong vòng 0,3 giây.
Ngoài thẻ nhớ và USB, phần mềm có khả năng phát hiện đĩa cứng với độ chính xác 99%. Nó cũng có thể phát hiện các thiết bị lớn hơn như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy ảnh và sách điện tử.
Phần mềm này sẽ tiết kiệm chi phí cho các công ty và tăng hiệu quả tại các cổng kiểm soát vật lý để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin nhạy cảm. Trước đó, phần mềm đã xử lý hơn 50.000 hình ảnh X-quang, nhưng nó sẽ tiếp tục cải thiện độ chính xác khi được sử dụng trong thực tế.
Hiện nay, LG CNS đã áp dụng phần mềm tại cổng vào văn phòng của các chi nhánh LG Display và LG Chem. Dự kiến, phần mềm này cũng sẽ được lắp đặt tại các cổng của Sân bay Quốc tế Incheon trong nửa đầu năm 2021.
Để đảm bảo bảo mật, LG CNS đã áp dụng nhiều dịch vụ khác nhau nhằm tăng hiệu quả và bảo mật cổng kiểm soát tại công ty. Vào tháng 2/2020, công ty đã ra mắt dịch vụ nhận dạng khuôn mặt AI cho phép nhân viên đi qua cổng mà không cần phải dừng lại. Trước đó, năm 2018, công ty này cũng đã áp dụng giải pháp thẻ truy cập tự động cho khách hàng đến các cơ sở của công ty.
Nguyễn Anh Tuấn
Theo ZDNet
09:00 | 12/02/2020
10:00 | 16/01/2020
15:00 | 22/04/2020
15:00 | 09/09/2019
10:00 | 12/01/2021
Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin vừa công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu 2020. Việt Nam ra chiến lược về chuyển đổi số quốc gia là sự kiện đứng đầu danh sách.
22:00 | 01/01/2021
Bất chấp việc đại dịch COVID-19 đang diễn ra, đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số vẫn đang tăng tốc với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 15,5%. Theo IDC (Công ty cổ phần dữ liệu quốc tế Hoa Kỳ) dự kiến năm 2020 đến năm 2023 các công ty và doanh nghiệp sẽ dựa vào chiến lược và đầu tư hiện có để chuyển đổi kỹ thuật số, trở thành các công ty và doanh nghiệp có quy mô lớn.
15:00 | 22/12/2020
Chiều 18/12/2020, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” cho hai cá nhân và hai Bằng khen cho hai tập thể thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
14:00 | 18/09/2020
YouTube đang triển khai định dạng video ngắn (Shorts) để cạnh tranh với đối thủ truyền thông xã hội TikTok. Dự kiến, Shorts được kích hoạt trong nền tảng chia sẻ video.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 08/01/2021, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 của ngành Cơ yếu Việt Nam. Tham dự Hội nghị có: Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo Ban; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Ban và các hệ Cơ yếu....
11:00 | 09/01/2021
Ngày 31/12/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2368/QĐ-CTN về việc thăng quân hàm cấp tướng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
17:00 | 06/01/2021