CNBC dẫn dữ liệu phân tích của công ty Elliptic (Anh) cho thấy các tổ chức phi chính phủ và tình nguyện tại Ukraine đã huy động được 4,1 triệu USD dưới dạng tiền mã hóa.
Tính riêng hôm 24/2, một tổ chức đã nhận được hơn 675.000 Bitcoin. Con số này tăng lên hơn 3,4 triệu USD vào sáng 25/2. Thông thường, các tổ chức này nhận tiền quyên góp từ nhà tài trợ tư nhân thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng hoặc ứng dụng thanh toán. Tuy nhiên, sự nổi lên của Bitcoin đã biến tiền mã hóa trở thành phương tiện tài trợ xuyên biên giới.
“Tiền mã hóa đặc biệt phù hợp với hoạt động gây quỹ quốc tế nhờ khả năng xuyên biên giới và chống kiểm duyệt. Không cơ quan trung ương nào có thể chặn các giao dịch, ngay cả các lệnh trừng phạt”, Tom Robinson, trưởng nhóm nghiên cứu tại Elliptic cho biết.
Nguồn tin CNBC dự kiến, số tiền mã hóa này sẽ được các tổ chức sử dụng để tăng cường thiết bị quân sự, vật tư y tế hay công nghệ cho quân đội Ukraine.
Come Back Alive, một tổ chức tình nguyện tại nước này đã bắt đầu chấp nhận tiền mã hóa từ năm 2018. Ngoài các nhu cầu cơ bản, nhóm cũng tài trợ cho việc phát triển hệ thống trinh sát và nhắm mục tiêu trên máy bay không người lái cho các đơn vị pháo binh tại Ukraine.
Bên cạnh tiền mã hóa, một số nhóm tình quyền khác chấp nhận tài sản số như NFT.
Giữa bối cảnh chiến sự căng thẳng, hệ thống chuyển tiền của nhiều ngân hàng Ukraine đã bị tê liệt, buộc người dân phải chuyển sang giao dịch tiền mã hóa.
Kuna - một sàn giao dịch tiền mã hóa phổ biến ở Ukraine chia sẻ, người dùng trong nước đang trả thêm tiền để mua stablecoin Tether (USDT).
“Chúng tôi không tin tưởng vào chính phủ. Chúng tôi không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng. Chúng tôi không tin tưởng vào đồng nội tệ. Đa số mọi người không còn lựa chọn nào khác ngoài tiền mã hóa”, Michael Chobanian, người sáng lập Kuna cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Coindesk.
Bích Thủy
08:00 | 02/02/2022
20:00 | 13/03/2022
15:00 | 13/01/2022
08:00 | 11/06/2020
13:00 | 25/02/2022
13:00 | 10/03/2022
10:00 | 20/01/2022
17:00 | 20/06/2022
Hai chương trình mới của Singapore đang tìm cách củng cố năng lực các bộ kỹ năng trong tính toán lượng tử và phát triển các thiết bị lượng tử. Bởi Singapore nhấn mạnh sự cấp thiết trong việc đi trước các tác nhân độc hại và bảo toàn sự bảo mật của công nghệ mã hóa.
17:00 | 01/04/2022
Việc gắn nhãn Tín nhiệm mạng cho website giúp người dùng có thể nhận diện các trang web đáng tin cậy, hạn chế tối đa việc bị mắc bẫy của đối tượng lừa đảo trực tuyến.
16:00 | 03/03/2022
Sáng ngày 03/3, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức Lễ phát động và Mở hệ thống thi Online cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” 2022 trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Cuộc thi được VNISA chủ trì tổ chức và dự kiến sẽ được duy trì thường niên, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.
08:00 | 02/02/2022
Số lượng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia tăng gấp 15 lần, từ 10 triệu năm 2020 lên 200 triệu năm 2021. Đây là hệ thống công nghệ thông tin lớn thứ hai của Bộ Thông tin và Truyền thông (sau hệ thống quản lý tên miền) và là hệ thống lớn thứ hai của quốc gia.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành Cơ yếu trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, trong thời gian qua Tạp chí An toàn thông tin đã đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ nâng cao nhận thức an toàn thông tin trong cộng đồng, đạt được nhiều bước tiến mới và ngày càng phát triển.
09:00 | 20/06/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022