Thông tin trên được Cục Trưởng Cục ATTT, Bộ TT&TT ông Nguyễn Thành Phúc cung cấp trong Lễ ra mắt dịch vụ giám sát an toàn thông tin VSEC VADAR. Ông cho biết, "Hiện chỉ còn 2 bộ và 1 địa phương chưa triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp. Chúng tôi đang đốc thúc và khả năng sẽ hoàn thành đúng tiến độ với yêu cầu 100% bộ, ngành, địa phương đảm bảo an toàn thông tin theo 4 lớp chuyên nghiệp trong năm 2020".
Bình Phước là 1 trong những địa phương đã hoàn thành việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất từ trung ương đến địa phương là một trong những định hướng quan trọng của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Đây là định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị 14 ngày 07/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã xác định việc hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, phải được tập trung thực hiện.
Cụ thể, để đẩy nhanh tiến độ, trong các tháng đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo công bố của Bộ TT&TT hồi đầu tháng 7/2020, đã có 8 doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT, BKAV, FPT IS, CMC Cyber Security, CyRadar, VNCS Global và SAVIS cung cấp nền tảng dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Thực tế, các nền tảng SOC do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã và đang hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương rút ngắn 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp. Bởi lẽ, với việc chọn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, các bộ, tỉnh đã bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, kể từ giữa năm 2020 đến nay, tỷ lệ các bộ, tỉnh triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã tăng từ 19% trong tháng 6 lên 43% vào tháng 7, đạt 61,5% trong tháng 8. Hai tháng gần đây, tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên trên 70% vào đầu tháng 10 và hiện đạt 96,4%.
ĐT
(Tổng hợp)
11:00 | 07/05/2020
08:00 | 23/04/2020
16:00 | 26/09/2017
17:00 | 19/02/2021
Với quyết định chặn nội dung tin tức ở Australia, Facebook giải thích: “Dự luật mới hoàn toàn hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi với các tòa soạn báo. Báo chí vẫn thường chủ động chia sẻ nội dung tin tức trên Facebook”.
09:00 | 04/02/2021
Đó là Lê Mỹ Quỳnh, sinh viên năm cuối trường Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong năm 2020, Lê Mỹ Quỳnh đã tìm ra 4 lỗ hổng được đánh giá là nghiêm trọng trên các sản phẩm của Oracle. Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi trao đổi với sinh viên Lê Mỹ Quỳnh liên quan đến những thành công bước đầu trong công việc của em.
11:00 | 16/12/2020
Tại Lễ công bố và vinh danh TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam 2020, SAVIS đã được vinh danh tại hạng mục TOP 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử và TOP 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin.
13:00 | 23/11/2020
Các cuộc tấn công mạo danh qua email ngày một tăng cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn lừa đảo thông thường và dần trở thành một hình thức phổ biến trong những năm qua. Bài viết sau đây sẽ cho thấy chúng nguy hiểm như thế nào và đưa một số cách thức để giúp các cá nhân, tổ chức có thể giảm nguy cơ bị tấn công mạo danh qua email.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 31/12/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2368/QĐ-CTN về việc thăng quân hàm cấp tướng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
17:00 | 06/01/2021
Việc sửa lỗi phần mềm, đặc biệt là sau khi đưa vào sử dụng là công việc thường xuyên của các lập trình viên. Tùy thuộc vào loại lỗi mà lập trình viên sẽ phải quyết định cách tốt nhất để sửa lỗi và ít gây tác động nhất đến trải nghiệm người dùng.
16:00 | 19/02/2021