Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang được Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Song song với đó, tính bảo mật an toàn thông tin luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người dân và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch điện tử, trong đó bao gồm dịch vụ công trực tuyến do cơ quan nhà nước cung cấp và các giao dịch thương mại điện tử.
Tại Việt Nam hiện nay, việc định danh và xác thực các cá nhân chủ yếu dựa vào phương thức truyền thống, đó là dựa trên một số giấy tờ đã được quy định như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu. Trong khi đó, đối với việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, chưa có các quy định tương tự, chưa có phương thức để định danh và xác thực các cá nhân, tổ chức khi tham gia các giao dịch điện tử.
Trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, việc xây dựng và ban hành nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, cung cấp và sử dụng các dịch vụ định danh và xác thực điện tử đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc đăng nhập hệ thống và tham gia dịch vụ công trực tuyến, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp Tỉnh góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.
Dự thảo Nghị định quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử; dịch vụ định danh và xác thực điện tử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về danh tính số, định danh và xác thực điện tử tại Việt Nam.
Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị định quy định không chỉ đối với định danh và xác thực điện tử trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, mà còn điều chỉnh chung cho các giao dịch điện tử có yêu cầu về định danh điện tử và xác thực điện tử ra toàn xã hội.
Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước và các giao dịch trong khối tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng; đảm bảo tính tiện lợi, an toàn, duy trì sự liền mạch của các giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định cụ thể về thành phần danh tính số; mức độ đảm bảo của danh tính số; giá trị sử dụng của danh tính số; yêu cầu mức độ đảm bảo của danh tính số trong giao dịch điện tử; quy định về định danh điện tử; xác thực điện tử; phân loại yếu tố xác thực và phương tiện xác thực.
Đồng thời quy định rõ việc cung cấp và sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử; đăng ký, tạo lập danh tính số; lưu trữ, cập nhật danh tính số; cung cấp, quản lý phương tiện xác thực; thay đổi mức độ đảm bảo của danh tính số; tạm dừng, thu hồi danh tính số; cung cấp và sử dụng thông tin cá nhân.
Tuệ Minh
(theo baochinhphu)
14:00 | 12/03/2021
09:00 | 13/07/2021
21:00 | 12/02/2021
17:00 | 22/04/2021
12:00 | 12/08/2022
10:00 | 20/09/2019
14:00 | 05/05/2022
Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu toàn cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thương mại kể từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, việc sẵn sàng ứng phó với các vấn đề an ninh mạng chỉ được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Bài báo này tập trung đánh giá về năng lực không gian mạng của Nhật Bản trên 7 khía cạnh. Phần 1 của bài báo tập trung phân tích về chiến lược và học thuyết; tổ chức, chỉ huy và kiểm soát; khả năng tình báo mạng của Nhật Bản.
11:00 | 14/02/2022
Giám sát và đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) là hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, phòng chống, đối phó trước các nguy cơ tấn công mạng, lộ lọt, mất ATTT và có liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển, tình hình mất an toàn thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, các tổ chức tội phạm công nghệ cao, các thế lực phản động, thù địch không ngừng gia tăng chống phá với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường; nhiều cuộc tấn công mạng mang màu sắc chính trị, đã đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu mới đối với hoạt động giám sát và đảm bảo ATTT.
07:00 | 07/02/2022
Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN) là vấn đề không mới trong thực tiễn đời sống xã hội nước ta nhưng lại là vấn đề mới trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bảo vệ DLCN là vấn đề liên quan chặt chẽ tới quyền bảo vệ bí mật cá nhân đã được quy định trong Điều 21 Hiến pháp năm 2013. Thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ DLCN. Đây là nguồn tư liệu quý có thể tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ DLCN của nước ta hiện nay.
09:00 | 24/01/2022
Trí tuệ nhân tạo (AI) - khả năng tư duy theo lập trình của một khối máy móc, hiện đang là xu hướng phát triển đầy tính cạnh tranh giữa các siêu cường trên thế giới, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Với những ưu thế của mình, công nghệ này được kỳ vọng sẽ đem đến những giải pháp tối ưu hóa dựa trên các hệ thống tự động hóa nhằm giảm thiểu tối đa sức lao động của con người.