Mục tiêu của hội thảo nhằm tạo dựng và phát triển môi trường trao đổi học thuật, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về mật mã, an toàn thông tin tại Việt Nam; kết nối và hình thành cộng đồng các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về mật mã, an toàn thông tin; khẳng định tầm quan trọng của mật mã và an toàn thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số.
Hội thảo sẽ là diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi và trình bày các công trình khoa học và kết quả nghiên cứu mới của bản thân về các lĩnh vực trong khuôn khổ của hội thảo; tạo cơ hội tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học giữa Học viện Kỹ thuật mật mã với các trường đại học trong nước và quốc tế.
Các diễn giả tại Hội thảo là những chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam về các lĩnh vực có liên quan đến các chủ đề mật mã và an toàn thông tin, tại đây họ sẽ trình bày và chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về các lĩnh vực này để giúp định hướng và tìm kiếm ý tưởng cho cộng đồng nghiên cứu tại Học viện nói riêng và Việt Nam nói chung.
Các diễn giả tiêu biểu tại Hội thảo bao gồm:
- TS. Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, với chủ đề “An toàn thông tin cho chuyển đổi số”
- GS. Phan Dương Hiệu, Trưởng nhóm An ninh mạng - Mật mã tại Viễn thông Paris thuộc Trường Bách Khoa Paris, với chủ đề “Hướng tới mật mã phi tập trung”.
- TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, với chủ đề “Xây dựng khung kiến trúc tham chiếu bảo mật thông tin cho chính phủ điện tử Việt Nam”.
- TS. Nguyễn Khoa, Giảng viên Cao cấp Khoa Máy tính và Công nghệ Thông tin - Đại học Wollongong, với chủ đề “Tổng quan về mật mã hậu lượng tử”.
- PGS. TS. Trần Minh Triết (Thành viên, IEEE), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM, Viện trưởng Viện John von Neumann, ĐHQG TP.HCM, với chủ đề “An toàn Thông tin và Trí tuệ Nhân tạo”.
Hội thảo sẽ được tổ chức gồm 05 báo cáo mời và 02 phiên thảo luận song song về hai chủ đề Mật mã và An toàn thông tin với sự chủ trì của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các diễn giả khách mời từ nước ngoài.
Kỷ yếu của Hội thảo được đăng trên số đặc biệt của Ấn phẩm “Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin” của Tạp chí An toàn thông, thuộc danh mục tính điểm công trình của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Dự kiến, Hội thảo sẽ được tổ chức theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, dưới sự tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2), Công ty CP Phát triển phần mềm và hỗ trợ công nghệ (MiSoft), Công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) và Tập đoàn Kaspersky.
Để tham dự hội thảo, kính mời Quý độc giả điền đơn đăng ký tại đây trước ngày 26/4.
T.U
09:00 | 17/03/2022
17:00 | 28/04/2022
07:00 | 12/05/2022
16:00 | 03/03/2022
13:00 | 25/02/2022
08:00 | 19/04/2022
Một kiểu mã độc đánh cắp thông tin mới có tên là FFDroider đã xuất hiện. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng mã độc này sẽ tiến hành thu thập thông tin đăng nhập và cookie được lưu trữ trong trình duyệt, để chiếm đoạt tài khoản trên mạng xã hội của nạn nhân như Facebook, Instagram, Twitter.
15:00 | 15/04/2022
Hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ mô phỏng được tối thiểu 3 lĩnh vực gồm Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống hạ tầng quan trọng.
20:00 | 13/04/2022
Chiều ngày 14/4/2022, tại Hà Nội, Trung tâm tin học, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam long trọng tổ chức Lễ bế mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hệ thống Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Chương trình diễn tập thực chiến năm 2022 được bắt đầu từ ngày 04/4 đến hết ngày 07/4.
09:00 | 17/03/2022
Theo thông tin từ Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), Học viện sẽ tuyển sinh 03 chỉ tiêu Tiến sĩ và 30 chỉ tiêu Thạc sĩ An toàn thông tin trong năm 2022.
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022
Ngày 25/3/2022, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) đã bổ sung công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga vào "Danh sách được bảo vệ", danh sách này gồm các công ty gây ra rủi ro nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của nước này.
15:00 | 30/03/2022