Với sự phổ cập của Internet, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cùng lượng người dùng trực tuyến không ngừng gia tăng khiến vấn nạn bạo lực mạng xuất hiện và trở thành mối quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Trong đó, tấn công gián điệp trở nên ngày càng phổ biến.
Phần mềm gián điệp có khả năng xâm nhập vào thông tin của người dùng, giúp tin tặc truy cập trái phép tin nhắn, hình ảnh, thông tin mạng xã hội, định vị, âm thanh hoặc video của nạn nhân. Các phần mềm gián điệp ẩn mình trái phép trong thiết bị của người dùng.
Về bạo lực mạng đối với phụ nữ và bé gái, các nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ là nạn nhân của tấn công mạng cũng từng trải qua ít nhất một hình thức bạo hành thể xác hoặc/và tinh thần từ đối tác.
Trong vài năm qua, vấn đề về gián điệp mạng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp đã tăng 35%, từ 27.798 năm 2018, lên 37.532 năm 2019. Kéo theo đó, các loại phần mềm gián điệp cũng gia tăng. Trong năm 2019, Kaspersky đã phát hiện 380 biến thể của phần mềm gián điệp, nhiều hơn 31% so với năm 2018.
Về các mã độc gián điệp được cài đặt trên thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2019 là Nga, Ấn Độ và Đức.
Theo Báo cáo International Privacy Day Report 2020 của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công trong năm 2019. Tổng số người dùng bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp năm 2019 tại Việt Nam tăng 21,54% so với năm 2018 (5.937 người).
Trong khi đó, Singapore là quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp thấp nhất Đông Nam Á năm 2019 (866 người), đứng thứ 44 trên thế giới.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết, “Phát hiện của chúng tôi về phần mềm gián điệp cho thấy người dùng đang đối mặt rất nhiều nguy cơ quấy rối trên mạng. Tín hiệu đáng mừng là Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực xây dựng một thế giới mạng an toàn hơn cho công dân của mình. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác giữa ngành bảo mật và công nghệ thông tin để bảo vệ người dùng chống lại phần mềm gián điệp cũng như giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng trong nước là vô cùng cần thiết”.
Năm 2019, Kaspersky đã thành lập Liên minh chống gián điệp mạng, nhằm cải thiện việc phát hiện và giảm thiểu tấn công gián điệp, giáo dục nạn nhân và các tổ chức vận động về các khía cạnh kỹ thuật để nâng cao nhận thức người dùng.
Để tránh bị theo dõi bởi gián điệp mạng, Kaspersky đưa ra một số khuyến nghị cho người dùng:
- Không cài đặt chương trình từ các nguồn không xác định trên thiết bị di động.
- Không bao giờ tiết lộ mật khẩu thiết bị cho bất cứ ai, ngay cả khi đó là người tin tưởng.
- Không bao giờ lưu trữ các tệp hoặc ứng dụng lạ trên thiết bị di động, vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
- Thay đổi tất cả cài đặt bảo mật trong thiết bị di động khi người dùng rời khỏi một mối quan hệ.
- Kiểm soát các chương trình chạy nền và vô hiệu hóa những hoạt động đáng ngờ.
- Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Internet Security có tính năng thông báo về sự hiện diện của các chương trình phần mềm gián điệp xâm phạm quyền riêng tư của người dùng trên điện thoại.
- Nếu nghi ngờ đang bị theo dõi, người dùng hãy liên hệ với tổ chức có liên quan để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.
Thông tin về Kaspersky Kaspersky là một công ty an ninh mạng toàn cầu được thành lập năm 1997. Tin tức tình báo về mối đe doạ và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Danh mục giải pháp bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ thiết bị đầu cuối và số lượng giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt hàng đầu để chống lại các mối đe doạ số tinh vi, không ngừng phát triển. Hiện nay, công nghệ của Kaspersky đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những thứ giá trị nhất. Thông tin chi tiết, quý độc giả truy cập tại đây. |
ĐT
14:00 | 04/02/2020
15:00 | 21/11/2019
10:00 | 21/12/2019
08:00 | 01/03/2021
Các cơ quan của Úc chịu sự điều chỉnh của Đạo luật về quyền riêng tư đã báo cáo 519 trường hợp vi phạm dữ liệu trong 6 tháng cuối năm, tăng 5% so với nửa đầu năm 2020.
15:00 | 22/12/2020
Tại Hội thảo trực tuyến Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 phía Nam ngày 25/11/2020, TS. Trịnh Ngọc Minh, Ủy viên Ban chấp hành VNISA và VNISA phía Nam đã trình bày Báo cáo về hiện trạng an toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2020. Báo cáo đã đưa ra kết quả về an toàn thông tin tại Việt Nam dựa trên khảo sát và thực tế, cũng như một số đề xuất, kiến nghị từ VNISA phía Nam để cải thiện tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam.
13:00 | 14/12/2020
Vòng Chung kết cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 sẽ diễn ra vào 27/12/2020 với hình thức trực tuyến tại website GrandPrix.WhiteHatVN.com.
11:00 | 02/12/2020
Việt Nam đã làm chủ 90% Hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan đảng, nhà nước. Dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt 100% vào năm 2021. Đây là niềm tự hào của Việt Nam, bởi rất ít nước trên thế giới làm được điều này.
Bill Evanina, cựu Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã chia sẻ thông tin qua kênh CBS '60 Minutes về việc, Bắc Kinh đang cố gắng thu thập và khai thác thông tin chăm sóc sức khỏe của người Mỹ, bao gồm cả DNA của họ.
11:00 | 25/02/2021
Nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (03/3/1959 – 03/3/2021), 32 năm ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 - 03/3/2021), Tạp chí An toàn thông tin xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết để cùng ôn lại ký ức về bản điện mật từ Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn, nay là tỉnh Lao Cai). Tuy đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng nội dung bức điện mật này vẫn còn hằn nguyên trong ký ức của những người lính Cơ yếu trực tiếp mã hoá và giải mã bản điện mật đó. Đây cũng chính là Bức điện mật cuối cùng trên đồn Pha Long.
11:00 | 03/03/2021
Mới đây, Google đã giới thiệu các bản cập nhật cho các ứng dụng Google Classroom và Meet của mình nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi, học tập từ xa cho giáo viên và học sinh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ.
08:00 | 22/02/2021