Cụ thể, ngày 24/2 Anonymous đã đưa ra một thông báo trên Twitter cho biết đang tham gia vào một cuộc “chiến tranh mạng” chống lại chính phủ Nga. Một số trang web đã bị Anonymous không cho truy cập hoặc làm chậm lại, bao gồm các trang web của chính phủ Nga, Điện Kremlin, Duma và Bộ Quốc phòng.
Ngoài RT[.]com, nhóm tin tặc này cũng đã thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán nhằm vào trang web các nhà cung cấp dịch vụ internet của Nga, như Com2Com, Relcom, Sovam Teleport và PTT-Teleport Moscow. Hiện tại, hầu hết các trang web này đã khôi phục.
Cùng với đó, nhiều tài khoản Anonymous khác nhau đã được tìm thấy bằng cách sử dụng các nhãn bắt đầu bằng #OpRussia và #OpKremlin trên Twitter, tương tự như chiến dịch #OpISIS đã được phát động trước đó trong một nỗ lực nhằm triệt hạ các nỗ lực tuyên truyền trực tuyến của tổ chức khủng bố.
Cuộc tấn công của Anonymous diễn ra sau khi Ukraine tuyên bố rằng Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các trang web của chính phủ nước này và một số ngân hàng cũng như các công ty công nghệ thông tin khác.
Hãng Reuters đưa tin, giới chức Ukraine đã kêu gọi các tin tặc cùng hành động để giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, cũng như thực hiện các nhiệm vụ tình báo trên không gian mạng, nhằm vào quân đội Nga.
"Chúng tôi đang tạo ra một đội quân công nghệ thông tin, sẽ có nhiệm vụ cho tất cả mọi người", ông Fedorov thông báo trên mạng xã hội Twitter, đính kèm một kênh trên ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram công khai danh sách các trang web nổi tiếng tại Nga.
Kênh Telegram này đã liệt kê các trang web 31 doanh nghiệp và tổ chức nhà nước lớn của Nga, trong đó có tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của Nga Lukoil, ba ngân hàng và một số trang web của chính phủ.
Kremlin.ru, trang web chính thức của Điện Kremlin và Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã rơi vào tình trạng ngoại tuyến sau một cuộc tấn công hôm 26/2/2022.
Theo công ty an ninh mạng ESET, các chuyên gia cho hay, đã phát hiện một phần mềm xóa dữ liệu độc hại lưu hành ở Ukraine vào tuần trước tấn công hàng trăm máy tính, kể cả thiết bị của một số cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính.
Tuần trước, Anh và Mỹ nghi ngờ tin tặc ở Nga đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DdoS) tại Ukraine, đánh sập các trang web ngân hàng và chính phủ Ukraine một thời gian ngắn trước khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Phía Nga đã bác bỏ những cáo buộc trên.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng nhóm Anonymоus đã tấn công trang chủ của cơ quan này và lấy được thông tin cá nhân của binh sĩ là tin giả mạo.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, tất cả các thiết bị phần cứng và mềm liên quan đến hệ thống máy chủ của Bộ Quốc phòng Nga vẫn hoạt động bình thường và hệ thống này không lưu trữ dữ liệu cá nhân của các binh sĩ hay nhân viên bộ.
Tuệ Minh
13:00 | 25/02/2022
10:00 | 03/03/2022
14:00 | 04/03/2022
13:00 | 10/03/2022
10:00 | 19/04/2022
10:00 | 20/01/2022
14:00 | 02/03/2022
10:00 | 02/03/2022
10:00 | 02/03/2022
14:00 | 03/08/2020
08:00 | 21/02/2022
15:00 | 28/07/2022
Tạp chí An toàn thông tin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
10:00 | 11/07/2022
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện các tài khoản giả trên Telegram và một số mạng xã hội khác liên quan tới bóng đá và hẹn hò được Hamas sử dụng để tiếp cận binh sỹ Israel và cài đặt phần mềm gián điệp.
14:00 | 16/06/2022
Đây là nhận định của bà chủ ngân hàng kỹ thuật số Starling, Anne Boden tại hội thảo fintech Money 20/20 diễn ra tại Amsterdam, Hà Lan.
09:00 | 13/06/2022
Theo thông tin từ Bộ Công an, thời gian qua Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao đã phát hiện một số nhóm tội phạm người nước ngoài tấn công, xâm nhập vào hệ thống ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam để đánh cắp, chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Hiện công an đã bắt, khởi tố một đối tượng người Đài Loan.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Mới đây, Indonesia đã chặn website tìm kiếm Yahoo!, cổng thanh toán điện tử PayPal và một số trang web game khác do không tuân thủ các quy tắc hoạt động. Động thái này đã gây ra những phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
16:00 | 09/08/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngày càng nhiều dịch vụ công trực tuyến được thực hiện qua môi trường mạng, vừa góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc cho các cơ quan Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
13:00 | 10/08/2022