Cuối tháng 4/2021, Hệ thống lõi tự hành Skyborg (Skyborg Autonomy Core System - ACS) mới của Không quân Mỹ đã điều khiển một máy bay không người lái bay qua Florida và Vịnh Mexico, chứng minh AI có thể tuân thủ các lệnh bay cơ bản. Khi hoàn thiện, hệ thống này sẽ là cơ sở để không quân Mỹ trang bị các máy bay không người lái tốc độ cao, được vận hành với hệ điều hành Skyborg, trang bị cảm biến, vũ khí và các thứ khác để hoàn thành những công việc nguy hiểm mà các máy bay chiến đấu có người lái từng thực hiện.
Vào ngày 29/4/2021, máy bay không người lái Kratos UTAP-22 đã được phóng đi từ Căn cứ Không quân Tyndall, Florida, với một tên lửa đẩy có thể phá hủy trong trường hợp cần thiết. Sau khi đạt độ cao cần thiết, động cơ phản lực của máy bay không người lái đã tiếp quản việc cung cấp động lực, năng lượng cho máy bay không người lái trong 2 giờ 10 phút tiếp theo. Không quân Mỹ báo cáo như sau: “ACS đã thực hiện một loạt các hành vi cơ bản cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. ACS đã thể hiện các khả năng hàng không cơ bản và phản ứng với các lệnh điều hướng, trong khi phản ứng với hàng rào địa lý, thể hiện khả năng điều động phối hợp. Nó được giám sát từ cả các trạm chỉ huy và kiểm soát trên không cũng như mặt đất”.
Việc phát triển Skyborg để có thể bay cùng một máy bay chiến đấu có người điều khiển, mang lại cho phi công một trợ lý và một AI có khả năng lái máy bay. Khái niệm này, được gọi là Loyal Wingman - nghĩa là một chiến đấu cơ có người lái phối hợp với một hoặc nhiều máy không người lái để thực hiện một nhiệm vụ.
Ví dụ, một phi công AI có thể bay trước tiêm kích tàng hình F-35, dò tìm tuyến đường phía trước để tìm radar của đối phương và phóng tên lửa chống radar vào các thiết bị thù địch. Nó có thể phát hiện máy bay đối phương và chuyển tiếp dữ liệu dẫn bắn đến các máy bay chiến đấu của tổ lái có người, cho phép máy bay chiến đấu do người điều khiển tác chiến trong điều kiện tắt radar (để tránh bị đối phương theo dõi và bắn hạ). Một chiếc F-35 duy nhất có thể dẫn đầu một cuộc không kích lớn, với máy bay không người lái biên đội mang thêm bom và tên lửa để công phá một mục tiêu khó khăn trên mặt đất.
Skyborg mang đến một số lợi thế. Đầu tiên, chúng giúp nâng cao khả năng sống sót của phi công khi phải thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm. Hệ thống này cũng sẽ cho phép Không quân Mỹ tăng quy mô phi đội máy bay của mình, vì một chiếc máy bay không người lái sẽ có giá chỉ bằng một phần nhỏ so với máy bay chiến đấu hiện đại có người lái. Thứ hai, nhiều máy bay hơn đồng nghĩa với việc có nhiều máy bay có thể xuất kích cùng lúc hơn, cho phép Không quân Mỹ kết thúc các hoạt động và chiến dịch sớm hơn.
Dự kiến, Không quân Mỹ có kế hoạch trang bị máy bay Skyborg sẵn sàng cho các hoạt động thường xuyên vào năm 2023.
Tuệ Minh
15:49 | 12/08/2015
09:29 | 16/12/2015
10:33 | 28/06/2017
09:00 | 25/02/2022
Tác động của làn sóng thứ tư đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trong năm 2021 đã góp phần đẩy mạnh xu hướng làm việc tại nhà. Mặc dù có sự gia tăng tấn công mạng lợi dụng việc các công ty đang gấp rút chuyển sang hình thức làm việc từ xa, nhưng theo số liệu thống kê mới nhất từ Kaspersky thì số lượng các cuộc tấn công mạng giảm mạnh. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong việc tạo không gian mạng an toàn.
11:00 | 18/02/2022
Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 dành cho học sinh THCS trên toàn quốc sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến, dự kiến từ ngày 3/3/2022 đến 24/3/2022.
15:00 | 17/01/2022
Con người, quy trình và công nghệ là ba yếu tố liên quan mật thiết với nhau và cũng chính là lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thông tin của các tổ chức/doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố con người được coi là then chốt, quyết định trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
10:00 | 29/10/2021
Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng diễn ra vào ngày 27/10/2021, Ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã đưa ra cảnh báo về tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam trong thời gian tới. Ông Quảng cũng chia sẻ những số liệu nổi bật, xu thế mới về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam và đưa ra khuyến nghị từ góc nhìn của VCS - nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ ATTT hàng đầu tại Việt Nam.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Ngày 25/3/2022, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) đã bổ sung công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga vào "Danh sách được bảo vệ", danh sách này gồm các công ty gây ra rủi ro nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của nước này.
15:00 | 30/03/2022